Sàn thương mại điện tử (TMĐT) mang lại một nguồn traffic khổng lồ và gần như miễn phí. Nếu biết tận dụng nó vào các chiến lược kinh doanh, bạn có thể kiếm được kha khá tiền. Có nhiều cách để một người mới bắt đầu với nó. Trong trường hợp bạn là một cá nhân nhỏ lẻ, bạn muốn kiếm tiền với sàn TMĐT, hãy thử bắt đầu với mô hình Dropshipping. 5 nền tảng mà Diều Hâu đề cập trong bài viết này sẽ tạo cho bạn cơ hội để làm việc đó. Hãy cùng đón xem nhé.
1. Ngoài Dropshipping, có thể kiếm tiền với sàn TMĐT bằng những hình thức nào?
Trên thực tế, ngoài mô hình Dropshipping ra, chúng ta có thể bắt đầu kiếm tiền với sàn TMĐT bằng một vài mô hình khác nữa. Có thể kể đến là Affiliate Marketing hay đơn giản là bán hàng online. Trước khi bắt đầu với nội dung chính của bài này, hãy dành ít phút điểm qua một số điểm nổi bật của các mô hình này nhé.
1.1. Bán hàng online
Bán hàng online là hình thức kiếm tiền với sàn TMĐT đơn thuần nhất từ trước đến nay. Bạn có sản phẩm, bạn có nguồn hàng, thay vì tạo lập trang web bán hàng, bạn đưa sản phẩm lên sàn để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Bản chất của việc bán hàng online có phần tương tự với mô hình Dropshipping. Khác ở chỗ, với Dropshipping, bạn sẽ không cần nhập hàng, không cần trực tiếp giao hàng. Do đó, khi hiểu rõ về Dropshipping là gì thì không khó để bạn có thể hiểu và tiếp cận với mô hình bán hàng online này.
1.2. Affiliate Marketing
Nếu bạn là một độc giả của Diều Hâu, bạn thường xuyên theo dõi chuyên mục MMO, hẳn bạn đã không còn quá lạ lẫm về khái niệm Affiliate Marketing nữa rồi. Thậm chí, chúng tôi đã có một chuỗi các bài viết về chủ đề này, đủ để bạn tham khảo.
Trên thực tế, Affiliate Marketing cũng là một hình thức kiếm tiền với sàn TMĐT. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng các sàn TMĐT có chương trình Affiliate riêng không nhiều. Và nếu có thì họ cũng không quá tập trung. Thay vào đó, họ thường tham gia vào các Affiliate Network để tiếp cận với đội ngũ Publisher của các nền tảng đó.
Thay vì quá đi sâu vào 2 mô hình trên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc kiếm tiền với sàn TMĐT theo mô hình Dropshipping nhé. Trong tương lai, có thể Diều Hâu sẽ có những chuỗi bài viết chi tiết hơn về 2 mô hình trên. Hãy cùng chú ý và theo dõi nhé.
2. 5 nền tảng giúp kiếm tiền với sàn TMĐT bằng Dropshipping
Sàn TMĐT tại Việt Nam và thế giới có rất nhiều. Tuy nhiên, 5 nền tảng mà mình Diều Hâu liệt kê dưới đây được xem như là đại diện điển hình nếu xét về yếu tố quy mô, doanh thu cũng như tốc độ phát triển. Cụ thể:
2.1. Sàn TMĐT trong nước
Shopee, Tiki và Lazada là bộ ba sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Trong đó, Shopee được xem như “sếu đầu đàn” với lượng truy cập bằng tổng của các sàn khác cộng lại. Diều Hâu đã có những bài viết chi tiết về việc kiếm tiền với sàn TMĐT theo từng sàn này rồi.
Do đó, chúng tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết nữa. Thay vào đó, trong phần bên dưới, Diều Hâu sẽ tổng hợp thông tin, đưa ra so sánh và đánh giá để bản thân bạn biết được mình nên chọn sàn TMĐT nào để bắt đầu nhé.
2.1.1. Shopee
Thông tin tổng quan
Với việc sở hữu 52,5 triệu lượt truy cập trong quý 2/2020, Shopee đang giữ cho mình vị trí đầu bảng xếp hạng. Shopee cũng là một trong số ít những sàn TMĐT tại Việt Nam có chương trình hợp tác kiếm tiền bằng hình thức Affiliate. Tuỳ vào từng ngành hàng, mức chiết khấu dành cho khách hàng mới với chương trình Shopee Affiliate có thể lên đến 11.55%. Chi tiết, bạn đọc quan tâm hơn có thể tham khảo thêm tại đây.
Bên cạnh đó, kiếm tiền với sàn TMĐT Shopee theo mô hình Dropshipping cũng là điểm đến của những người kinh doanh online. Việc Shopee sở hữu một lượng truy cập đủ lớn đến như vậy sẽ giúp bạn đưa sản phẩm đến với những nhóm khách hàng tiềm năng thuận lợi hơn. Mô hình Dropshipping này tại Shopee có một số ưu, nhược điểm sau đây.
Ưu điểm
- Lượng truy cập lớn: Tất nhiên rồi, đây có lẽ là ưu điểm đầu tiên mà ai cũng có thể nhận ra. Nếu bạn có thể tối ưu cho gian hàng của mình để tận dụng được nguồn traffic này, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho các hoạt động quảng bá trên sàn. Một trong những cách để “hứng” trọn lượng traffic này đó là tham gia vào các chương trình khuyến mại do Shopee thường xuyên tổ chức.
- Dễ dàng bắt đầu: Bắt đầu với Shopee là đơn giản nhất. Nếu có dịp trải nghiệm tại Tiki hay Amazon, bạn sẽ thấy được sự khác biệt này. Chỉ mất vài phút, bạn đã có thể sở hữu ngay cho mình một gian hàng trên Shopee.
- Hỗ trợ nhiều hình thức: Shopee cho phép người làm Dropship cung cấp hàng hoá cho khách hàng dưới hai dạng: Một là hàng có sẵn có thể giao ngay và hai là hàng order. Việc Shopee đưa ra nhiều lựa chọn sẽ rất có lợi nếu như bạn có ý định kiếm tiền với sàn TMĐT Shopee bằng việc Dropship hàng từ Trung Quốc về Việt Nam.
Nhược điểm
Ưu điểm là vậy, tuy nhiên, kiếm tiền với sàn TMĐT Shopee cũng có một số nhược điểm sau đây.
- Cạnh tranh cao: Vì là bắt đầu với Shopee không quá khó nên đồng nghĩa với việc cạnh tranh trên Shopee sẽ cực lớn. Nếu bạn là một người làm Dropship nhỏ lẻ, bạn sẽ dễ bị nuốt chửng khi không có chiến lược bài bản. Ví dụ một số shop “Yêu thích” trên Shopee có chương trình “mồi” cung cấp những ốp lưng điện thoại với giá chỉ vài ngàn đồng. Họ kiếm được hàng trăm ngàn lượt mua cho những sản phẩm như vậy. Do đó, nếu bạn tham gia thì bạn khó có thể cạnh tranh được với những shop top đầu như thế.
- Biên lợi nhuận mỏng: Khi có quá nhiều sự cạnh tranh như vậy, tâm lý của những người mới thường là giảm giá để thu hút khách hàng, bán được nhiều sản phẩm càng nhiều càng tốt. Nếu bạn không tính toán thật kỹ vấn đề này, chi phí có thể ăn sâu vào phần lợi nhuận mà bạn kiếm được.
- Các nạn chơi xấu: Ở Shopee có một “tệ nạn” chơi xấu khá phổ biến mà có thể bạn sẽ gặp phải. Điều này đến từ hai phía là khách hàng và đối thủ. Bạn có thể bị boom hàng không nhận. Hoặc nguy hiểm hơn là bị đối thủ chơi xấu đặt đơn hàng ảo, báo cáo xấu gian hàng của bạn với đội ngũ vận hành của Shopee. Sẽ có những cách giúp bạn xử lý những vấn đề này. Tuy nhiên, ở góc độ kinh doanh thì bạn sẽ vẫn là người thiệt hại.
Vậy kiếm tiền với sàn Shopee phù hợp với những đối tượng nào?
Xét về mặt bằng chung, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bắt đầu kiếm tiền với sàn TMĐT Shopee. Tuy nhiên, với những đặc thù kể trên, Diều Hâu nhận thấy hai nhóm đối tượng sau đây sẽ là phù hợp hơn cả.
- Thứ nhất, những người mới bắt đầu: Nếu bạn là lính mới, chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với Shopee. Đơn giản, dễ bắt đầu và nó cho phép bạn có thể vừa làm vừa học.
- Thứ hai, những người mở rộng kênh bán: Đương nhiên, nếu bạn là người làm Dropship lâu năm thì cũng không nên bỏ qua kênh này.
Nếu bạn có ý định bắt đầu, bạn có thể tham khảo quy trình kiếm tiền với sàn TMĐT Shopee bằng Dropshipping để hiểu hơn nhé.
2.1.2. Tiki
Thông tin tổng quan
Tiki là sàn TMĐT lớn thứ hai tại Việt Nam mà bạn có thể bắt đầu. Ở Tiki có hai mô hình ODF và Dropshipping. Thế mạnh của Tiki nằm ở việc vận chuyển và xử lý đơn hàng. Tuy nhiên, so với Shopee, Tiki có những rào cản riêng mà không phải ai cũng có thể tham gia được.
Ưu điểm
- Chất lượng người bán: Tiki có một cơ chế kiểm soát khá chặt chẽ chất lượng đầu vào của những người bán (NB) trên sàn. Không phải ai cũng có thể đưa sản phẩm lên Tiki và bán được như tại Shopee. Sẽ vẫn có rủi ro nhưng so với Shopee, NB ở Tiki sẽ được bảo vệ hơn nhiều.
- Vận chuyển: Như Diều Hâu đã nói ở trên, thế mạnh của Tiki nằm ở khâu vận chuyển. Họ có những chương trình giao hàng nhanh chỉ trong 2 giờ nên thu hút được khá nhiều khách hàng quan tâm. Bạn có thể lưu ý điểm này khi tham gia.
Nhược điểm
- Đăng ký phức tạp: Tiki là một nền tảng không dành cho cá nhân (ít nhất đến thời điểm hiện tại). Điều đó đồng nghĩa với việc hoặc bạn phải đăng ký dưới danh nghĩa một doanh nghiệp hoặc là hãy quên chuyện kiếm tiền với họ đi. Ngoài ra, các thủ tục pháp lý mà Tiki đề ra cũng khá phức tạp. Bạn sẽ thường xuyên được yêu cầu cung cấp các giấy tờ về nguồn gốc hàng hoá,…
- Không đa dạng sản phẩm: Vì kiểm soát hàng hóa và NB khá chặt chẽ nên hàng hoá tại Tiki có phần khá “nghèo nàn”. Nó không quá đa dạng như Shopee hay các đối thủ khác.
Kiếm tiền với sàn TMĐT Tiki phù hợp với những đối tượng nào?
Với những gì đã trình bày, nếu như bạn là một cá nhân, bắt đầu làm nhỏ lẻ, chắc chắn Tiki sẽ không phù hợp với bạn.
Kiếm tiền với sàn Tiki sẽ phù hợp hơn trong điều kiện bạn là một xưởng sản xuất, bạn có sản phẩm rồi. Lúc này, Tiki sẽ giúp bạn đưa sản phẩm đó đến với nhiều khách hàng hơn thông qua kênh quảng bá của họ. Nếu bạn nằm ở trường hợp này, hãy đọc bài viết này và thử tìm kiếm cơ hội kiếm tiền với sàn TMĐT Tiki nhé.
2.1.3. Lazada
Thông tin tổng quan
Lazada đứng ở vị trí thứ 3 với hơn 18,5 triệu lượt truy cập trong quý 2/2020. Lazada cũng hỗ trợ hai hình thức kiếm tiền với sàn TMĐT này Affiliate Marketing và Dropshipping.
Tương tự như các nền tảng khác, kiếm tiền với sàn TMĐT Lazada bằng Dropshipping là việc bạn bán hàng hóa của nhà cung cấp khác trên sàn TMĐT này. Khi có khách hàng, bạn mua sản phẩm từ nhà cung cấp và yêu cầu họ thay bạn chuyển hàng hóa đó đến khách hàng của bạn. Vậy liệu rằng so với các nền tảng khác thì Lazada có những ưu, nhược điểm gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở phần dưới đây nhé.
Ưu điểm
Bắt đầu với Lazada cũng khá đơn giản và quan trọng là nó hướng đến tất cả mọi người. Ai cũng có thể tham gia cho dù bạn là cá nhân hay doanh nghiệp. Phần này thì Lazada có điểm tương đồng với Shopee.
Nhược điểm
Cạnh tranh chính là nhược điểm lớn nhất tại Lazada. Lượng truy cập Website của Lazada đạt 18,5 triệu lượt vào Quý 2/2020, trong khi con số này tại Shopee là 52,5 triệu lượt. Điều này đồng nghĩa với việc, vô hình chung khi tham gia với Lazada, bạn sẽ tiếp cận được một lượng khách hàng ít hơn so với những sàn TMĐT khác như Shopee.
Kiếm tiền với sàn TMĐT Lazada phù hợp với những đối tượng nào?
Với những ưu điểm trên, Lazada phù hợp hơn cho những người mới tham gia kiếm tiền online bằng hình thức dropship. Tuy nhiên, có một số lưu ý về việc lựa chọn nhà cung cấp, đăng ký gian hàng,… tại đây. Hãy tìm hiểu thêm về nó trước khi bạn quyết định bắt đầu. Ngoài ra bạn có thể đọc toàn bộ bài viết về kiếm tiền với sàn TMĐT Lazada tại đây để có thêm kiến thức cũng như ý tưởng cho công việc kinh doanh của mình nhé.
2.2. Sàn TMĐT thế giới
Nếu bạn để ý và thường xuyên theo dõi các bài viết của chúng tôi sẽ nhận thấy Diều Hâu luôn khuyên mọi người nên tham gia vào các nền tảng sàn TMĐT trong nước khi mới bắt đầu tham gia vào Dropshipping. Một phần vì nó bắt đầu khá đơn giản, một phần vì nó cho phép bạn nhiều cơ hội hơn để “sửa sai”.
Tuy nhiên, với những nền tảng TMĐT từ nước ngoài thì mọi chuyện sẽ không dễ dàng đến thế. Trong những bài viết chi tiết về những nền tảng như Amazon hay eBay, bạn thấy rằng họ đòi hỏi và giám sát tương đối chặt chẽ. Thậm chí, ngay cả việc tạo tài khoản để bán hàng thôi bạn cũng chịu sự kiểm duyệt gắt gao từ phí sàn. Do đó, có thể nói môi trường này hướng đến những cá nhân “Pro”, hoặc chí ít bạn cũng đã từng thử sức qua môi trường trong nước.
Nếu như bạn đã có đủ thời gian trải nghiệm với các nền tảng trong nước rồi thì hãy thử bắt đầu với một số nền tảng lớn trên thế giới. Hai trong số đó mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn trong phần này là Amazon và eBay. Hãy cùng xem, chúng có gì đặc biệt nhé.
2.2.1. Amazon
Thông tin tổng quan
Amazon là một sân chơi lớn mà Diều Hâu nghĩ rất nhiều người trong chúng ta cũng muốn tham gia. Nếu bạn đã trầm trồ khi thấy lượng truy cập của Shopee mà Diều Hâu đã giới thiệu ở trên thì Amazon còn lớn hơn thế gấp nhiều lần. Không chỉ thế, Amazon còn hướng đến nhiều thị trường khác nhau như một hình thức tối đa hoá trải nghiệm khách hàng với dịch vụ của họ.
Ở Amazon, bạn có thể tìm thấy gần như đầy đủ các mô hình hiện nay như Affiliate Marketing, Dropshipping,… Điểm thú vị nhất là việc bạn sẽ nhập và bán hàng xuyên biên giới và thu về lợi nhuận lớn. Dưới đây là một số ưu điểm của nền tảng này.
Ưu điểm
- Lượng truy cập lớn: Theo một thống kê từ Bloomberg năm 2018, lượng truy cập tại Amazon bằng 6 trang TMĐT khác (gồm eBay, Walmart, Target, Best Buy, Macy’s và Costco) cộng lại. Amazon là trang web mua sắm lớn nhất ở Mỹ. Ngoài ra, nếu tính đến hiệu quả kinh doanh, hãng cũng đang bỏ xa hầu hết đối thủ: cứ mỗi USD tiêu trên Internet, Amazon chiếm gần 50 cent.
- Đa dạng hàng hoá: Gần như mọi thứ bạn tìm kiếm đều có trên Amazon. Chúng được các người bán đưa đến từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là Trung Quốc.
Nhược điểm
- Cạnh tranh cao: Cạnh tranh trên Amazon vô cùng lớn. Minh chứng cho điều này là nếu như tài khoản bán hàng của bạn chỉ cần được ưu tiên hiển thị chức năng Add to Cart thôi là bạn cũng có thể tăng doanh thu cực lớn rồi. Đương nhiên, để làm được điều đó thì bạn phải cạnh tranh với rất nhiều nhà bán khác.
- Nguồn vốn lớn: Kiếm tiền với sàn TMĐT Amazon đòi hỏi bạn sẽ phải có vốn tương đối nhiều. Nó đến từ hai nguyên nhân. Một là bạn phải nhập hàng từ nhà cung cấp để có thể bán trên Amazon. Ở khâu này, bạn sẽ phải thanh toán trước. Và hai là bạn sẽ bị giữ tiền một thời gian kể cả đơn hàng của bạn được giao thành công. Việc giữ tiền này nằm trong quy định của Amazon nhưng nó ảnh hưởng lớn đến dòng tiền của bạn.
2.2.2. eBay
Thông tin tổng quan
Mặc dù so với Amazon, eBay có lượng truy cập không bằng nhưng qua khảo sát thì người dùng lại dành nhiều thời gian trên eBay hơn là Amazon. Do đó, đây cũng là một thị trường tiềm năng cho những người làm Dropship.
Tương tự như các nền tảng khác, những người làm Dropship sẽ tìm kiếm nguồn hàng từ khắp nơi trên thế giới để đăng bán tại đây. Mặc dù nó được đánh giá là có phần dễ thở hơn so với Amazon trong khâu quản lý các shop, tuy nhiên, bản thân bạn luôn phải cố gắng để chứng minh độ tin cậy của shop mình với eBay trước khi có thể bùng nổ với những phần doanh thu lớn.
Ưu điểm
Lượng truy cập lớn là ưu điểm của eBay. Theo thống kê, eBay có lưu lượng truy cập lớn thứ 2 chỉ sau Amazon. Nó đạt hơn 500 triệu lượt truy cập hàng tháng từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2018. Con số này tại Việt Nam có Shopee mới chỉ đạt 52,5 triệu lượt truy cập quý 2/2020. Mặc dù không bằng được so với Amazon tuy nhiên nó cũng là niềm mơ ước của nhiều nền tảng sàn TMĐT tại Việt Nam rồi.
Nhược điểm
- Phí: eBay có khá nhiều khoản phí và mức phí dành cho những shop lớn. Đương nhiên, nếu như bạn chỉ là một nhà bán lẻ thông thường thì nó cũng không ảnh hưởng nhiều.
- Quy định: eBay có quy định khá chặt chẽ về việc chất lượng cũng như nguồn gốc sản phẩm. Do đó, nếu bạn xác định kinh doanh thì hãy nên lưu ý đến vấn đề này.
3. Kết luận
Kiếm tiền với sàn TMĐT bằng Dropshipping dường như có phần “nhẹ nhàng” hơn so với Affiliate Marketing. Bởi lẽ, một lượng lớn truy cập mà các sàn mang lại đã giúp chúng ta giải quyết ổn thoả vấn đề tiếp cận khách hàng ban đầu.
Tuy nhiên, để thành công khi kiếm tiền với sàn TMĐT bằng Dropshipping thì ngoài yếu tố traffic, sẽ còn nhiều vấn đề khác nữa. Chúng bao gồm chiến dịch quảng bá, cách thức nhập hàng,… Hãy lựa chọn cho mình một nền tảng phù hợp, bắt đầu với nó và nghiên cứu tối ưu dần trong quá trình làm nhé.
Mẫu Website Được Xem Nhiều