Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Bounce Rate là một trong những chỉ số rất quan trọng của một webiste.

Nó thể hiện mức độ tương tác của người dùng như thế nào trên website đó.

Họ đi vào và ở lại hay thoát ngay lập tức, điều đó nói lên rất nhiều thứ.

Trong bài viết này mình sẽ nói chi tiêt Bounce Rate là gì, và làm thế nào để giảm chỉ số này nhé.

Bắt đầu luôn nhé!

Bounce Rate là gì?

Bounce Rate được định nghĩa là phần trăm khách truy cập rời khỏi trang web mà không thực hiện bất kỳ hành động nào khác, ví dụ như nhấp vào liên kết, điền vào biểu mẫu hoặc mua hàng.

bounce rate la gi 1 - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Ví dụ: Khi bạn truy cập đến trang chủ dieuhau.com nhưng bạn không bấm hoặc di chuyển đến bất kỳ một post hay page nào khác mà thoát ngay đó gọi là bounce rate hay tỉ lệ thoát.

Tại sao Bounce Rate lại quan trọng đến thế?

Có 3 lí do chính khiến Bounce Rate quan trọng:

  • Ai đó thoát khỏi trang web của bạn chắc chắn họ không tạo ra chuyển đổi gì. Vì vậy, khi bạn ngăn họ thoát đông nghĩa tỉ lệ chuyển đổi tăng hơn.
  • Tỷ lệ thoát có ảnh hưởng đến xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Backlinko từng có nguyên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ thoát và thứ hạng các trang top có liên hệ mật thiết với nhau

yeu to anh huong den thu hang tu khoa - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Nguồn semrush

  • Tỷ lệ thoát cao chỉ ra rằng trang web của bạn có vấn đề với nội dung, trải nghiệm người dùng, bố cục trang…

Tỉ lệ thoát trung bình là gì?

Theo một báo cáo từ GoRocketFuel.com, tỉ lệ thoát trung bình sẽ nằm trong khoảng từ 41 đến 51%.

ti le thoat trung binh - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Tuy nhiên, tỷ lệ thoát trung bình phụ thuộc rất nhiều ngành nghề và lưu lượng truy cập đến từ đâu của bạn.

Mỗi ngành nghề và dạng webiste sẽ có tỉ lệ thoát trung bình khác nhau, ví dụ như blog hoặc tin tức sẽ có tỉ lệ thoát cao hơn so với web thương mại điện tử.

ti le thoat giua cac nganh - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Nguồn cxl.com

Như các bạn thấy thì website dịch vụ sẽ có tỉ lệ thoát thấp nhất (10-30%).

Trong khi các blog và có Tỷ lệ thoát lên đến 90%. Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc tỉ lệ thoát đã tốt chưa.

Hãy tham khảo với các website cũng ngành với mình, nếu bạn có một blog thì tỉ lệ thoát cao là điều bình thường.

Ngoài ra, nguồn traffic cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thoát

ti le thoat theo nguon traffic - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Nguồn cxl.com

Nghiên cứu từ ConversionXL chỉ ra traffic từ email và referral có tỷ lệ thoát thấp nhất.

Bounce Rate vs. Exit Rate

Exit rate cũng tương tự như Bounce rate, với một điểm khác biệt chính:

Bounce rate là phần trăm số người truy cập vào một trang và rời khỏi trang.

Exit rate là phần trăm số người rời khỏi một trang cụ thể (ngay cả khi ban đầu họ không truy cập vào trang đó).

Ví dụ: giả sử ai đó truy cập Trang A từ trang web của bạn. Và họ nhấn nút quay lại của trình duyệt vài giây sau đó.

vi du bounce rate - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Đó gọi là một bounce

Mặt khác, giả sử ai đó truy cập Trang A từ trang web của bạn.

Sau đó, họ nhấp qua Trang B. Sau khi đọc Trang B, họ đóng trình duyệt của mình.

exit rate - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Bởi vì người đó đã nhấp vào thứ gì đó trên trang A, có nghĩa là hành động bounce không xảy ra ở trang A.

Và bởi vì ban đầu họ không truy cập vào Trang B, nên hành động bounce cũng không xảy ra ở trong B.

Điều đó nói rằng, người đó đã rời khỏi trang web của bạn trên Trang B, điều đó làm tăng Exit Rate của trang B trong Google Analytics.

Và nếu bạn nhận thấy một trang trên trang web của mình có Exit Rate cao, hãy khắc phục điểm yếu này.

Cách để giảm Bounce Rate trên WordPress

1. Hãy chia sẽ mang lại lợi ích gì đó cho người dùng

thedevkit tang premium wp theme 560x300 1 - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Cuộc sống là chia sẻ kể cả trên internet cũng thế.

Thay vì suốt ngày viết bài chuẩn SEO nhàm chán, mà đôi khi người dùng cũng không cần đến nó.

Hãy tạo những event hoặc đơn giản là tặng họ cái gì đó có ý nghĩa với họ.

Ví dụ: Dạo này Diều Hâu đã có thêm mục “Tài Nguyên Miễn Phí“, mục đích chia sẻ nhiều công cụ hay tài nguyên FREE đến cho các bạn.

Mặc dù kiến thức là quan trọng, nhưng công cụ và tài nguyên cũng quan trọng không kém.

Hãy tạo cho cho người dùng có lý do để đến với blog của bạn hơn.

Hãy cho đi rồi bạn sẽ nhận lại được nhiều thứ còn hơn thế nữa.

2. Tối ưu tốc độ tải trang

tang toc wordpress - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Trong thời đại 4.0 này một website chậm như rùa bò không nên tồn tại.

Nhất là trong thời đại mobile first index thì performance càng quan trọng.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu website load mất >3s, tỉ lệ thoát sẽ cao hơn.

Một số nguồn đáng tin cậy bạn có thể tham khảo:

1.Tại sao tốc độ lại quan trọng đến vậy bởi Google

2.Nghiên cứu mới nhất về tốc độ tải trang trên mobile – Think with Google.

3.Tốc độ tải trang trung bình năm 2018 của MachMeTrics

Vậy làm thế nào để biết được website bạn có đủ nhanh hay không?

Điều đầu tiên chính là cảm nhận của người dùng, hãy thử mở ẩn danh hoặc một trình duyệt mới.

Nếu nó đủ nhanh thì bạn chỉ cần đếm đến 3 là nó đã load xong rồi đó.

Ngoài ra có một số công cụ để test như:

  • Google Page Speed 
  • Pingdoom
  • Lighthouse

Chúng ta đang chơi trên sân của Google nên tốt nhất, ưu tiên mấy công cụ GG nha.

Tham khảo ngay hướng dẫn tăng tốc WordPress toàn tập từ A-Z cho Beginner

Dùng Cache Plugin là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả cho mọi website.

so sanh wp rocket vs swift performance 1 - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Nó giúp giảm tải trên server và website sẽ load nhanh hơn trên browser người dùng.

Tôi đã có bài so sánh Swift Performance và WP Rocket – đâu là cache plugin tốt nhất

Hiện thì mình đã chuyển sang dùng Swift Performance, vì cảm nhận nó thực sự tốt.

review swift performance plugin - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Cải thiện tốc độ trang web của bạn và bounce rate giảm xuống.

3. Sử dụng plugin nén hình ảnh

Nén ảnh sẽ không chỉ giúp tải trang nhanh hơn, mà còn làm giảm tải trên máy chủ cũng như hạ bounce rate.

TinyPng chính là công cụ free mà dành cho bạn, dùng khá tốt có thể giảm đên 80% kích thước ảnh

tinypng cong cu nen anh - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Nếu bạn thích sử dụng plugin để nén ảnh giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn (chỉ cần click)

Bạn có thể cài đặt WP SmushIt. Bạn thậm chí có thể sử dụng cả hai lựa chọn .

Nén hình ảnh với tinypng trước khi tải lên, và với WP SmushIt sau khi bạn tải chúng.

Nếu bạn muốn sử dụng nhiều plugin để nén ảnh hơn thì có thể tham khảo bài viết 6 plugin nén ảnh tốt nhất hiện nay.

4. Cải thiện trải nghiệm người dùng

Bên cạnh thời gian tải trang, có một số cách khác để cải thiện trải nghiệm của khách truy cập khi họ đến trang web hoặc blog của bạn.

Tối ưu trên di động

google amp - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Bây là đã thời buổi mobile-first index, nói ngắn gọn là google sẽ ưu tiên hoặc đánh giá cao hơn với những website có tốc độ và trải nghiệm tốt trên di động.

Nếu bạn có chưa biết về nó hãy đọc 5 Bước tối ưu hóa website để bắt kịp xu thế mobile-first index

Nếu người dùng đang sử dụng một thiết bị di động để truy cập vào website, họ muốn đến trên một trang được tối ưu trên di động.

Bạn cần đảm bảo rằng trang WordPress của mình được tối ưu trên thiết bị động, tốt nhất là có giao diện mobile.

Hoặc bạn nên cài đặt Google AMP, nó sẽ mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới trên di động.

Nhanh hơn tương tác dễ dàng hơn chính là điều AMP nhắm đến.

Redirect trang lỗi 404

404error 1 - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Hãy chắc chắn rằng tất cả trang 404 được chuyển hướng đến một trang khác có ích hơn.

Nếu không thì họ sẽ nhấn nút BACK và bounce rate sẽ tăng lên.

Chúng tôi đã hướng rất chi tiết cách xử lý Lỗi 404 để tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm dành cho những bạn quan tâm.

Cách đơn giản nhất là sắm Yoast SEO Premium có sẵn tính năng redirect

Đừng bỏ qua việc chuyển hướng trang 404 để giảm tỉ lệ thoát.

Bài viết có format tốt

Các trang cần dễ đọc cho người dùng thuộc mọi lứa tuổi.

Phông chữ không được quá nhỏ cũng không quá to và phải rõ ràng.

Đoạn văn khóa quá dài (20 từ), Heading và Subheading được phân bổ đều.

Trong bài nên có Bullet, Table Of Content để dễ dàng tìm những gì cần.

5. Cải thiện liên kết nội bộ

outboundlinks1 1 - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Liên kết nội bộ chính là một trong những cách TỐT NHẤT để giảm bounce rate.

Vì sao ư? Vì khi người dùng bấm vào liên kết nội bộ chứng tỏ nội dung của bạn đang thực sự có giá trị đến người dùng.

Một mặt càng làm cho Link đó mạnh hơn. Càng giúp bạn giảm tỉ lệ thoát.

Nếu bạn điều hướng người dùng tốt còn giúp bạn có tỉ lệ chuyển đổi tốt trên cửa hàng trực tuyến.

Họ sẽ tiếp tục đọc nhiều hơn trên website bạn. Quá tốt phải không?

Nên nhớ hãy đi link nội bộ thật tự nhiên và liên quan tới những gì bạn đang viết.

6. Tăng sự tương tác

Nếu muốn giảm bounce rate, hãy khiến người dùng tốn thời gian trên website bạn.

quiz questions - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Hãy làm nội dung trên website bạn đa dạng hơn như: Video, Infographic, Quiz..

Hãy kết hợp những nội dung với nhau khiến người dùng ở lại trên website lâu hơn.

Ngoài ra sử dụng cộng đồng (forum) cũng là một cách khá hay.

Một số plugin WordPress giúp tạo ra các yếu tố tương tác trên blog của bạn như:

  • Wedgies
  • PollDaddy
  • Hypotext

7. Bài viết liên quan

related post dieuhau - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Cũng như liên kết nội bộ, Related Post giúp cung cấp thêm những nội dung có liên quan đến cho người đọc

Đây cũng là một cách hoàn toàn khá phổ biến hiện nay.

Đa phần thì hiện nay theme nào cũng có hỗ trợ phần này.

Related post thường có cùng tag hoặc category với bài viết

Một số plugin WordPress bạn có thể sử dụng cho việc này, nếu theme không hỗ trợ

  • WordPress Popular Posts
  • Inline Related Posts
  • Contextual Related Posts

8. Update nội dung cũ

Nếu blog còn khá mới thì đây có lẽ không phải cách phù hợp.

Nhưng với những blog đã hoạt động được một thời gian dài, thì đây là một cách rất hay.

Bạn hoàn toàn có thể tìm được những post hay page đang có bounce rate cao với Google Analytics.

Hãy tìm hiểu lí do vì sao mà người dùng không thích nó?

Bài viết quá ngắn hay không đủ lôi cuốn người đọc?

Nếu thế thì việc bạn cần làm bây giờ là update nó

9. Plugin giảm bounce rate

Theo Google, nếu một người truy cập chỉ nhìn vào một trang trên blog, mà không ghé thăm các trang khác.

Họ sẽ được ghi nhận là một “Bounce Rate”, ngay cả khi người dùng dành một thời gian dài trên đó.

Google khuyến cáo sử dụng một “Adjusted Bounce Rate” có liên quan đến việc thực hiện một tùy chỉnh nhỏ liên quan đến đoạn code Google Analytic.

Một khi sự kiện này xảy ra, người truy cập không còn được xem như “Bounce Rate”,

Điều này sẽ có nghĩa là chỉ cần người dùng dành một thời gian tối thiểu trên website bạn sẽ không còn bị đánh giá là bounce rate kể cả không tương tác với trang khác.

bounce rate dieuhau - Bounce Rate là gì? Những cách giúp bạn cải thiện chúng

Mình đã áp dụng và đã giảm từ 81% còn 13% trong 3 tháng

Rduce Bounce Rate plugin sẽ nói với Google Analytics mỗi 10 giây mà khách truy cập của bạn vẫn còn trên trang và có một số tương tác trên trang đó.

Người dùng sẽ được cho là “Unbounced“.

Vấn đề này mình sẽ viết một bài chi tiết trong bài viết sắp tới !

10. Zero Bounce Rate Plugin

Bạn có muốn chuyển hướng truy cập cho bất kỳ URL khi họ nhấp vào nút quay lại?

Plugin Zero Bounce Rate sẽ làm điều đó cho bạn. Đây không phải là plugin miễn phí với $19 cho license một tên miền, nó có thể rất đáng để đầu tư.

Các nhà phát triển cho rằng nó cho phép bạn “hầu như loại bỏ tỷ lệ thoát và biến ‘lost’ traffic thành lợi nhuận.

Bạn có thể thiết lập một URL chuyển hướng khác nhau cho mỗi bài duy nhất hoặc trang hoặc tự động xoay vòng URL để split testing.

Bạn cũng có thể thiết lập nó để chuyển hướng chỉ khách truy cập đến từ một số trang web mà bạn chỉ định, hoặc chỉ chuyển hướng người dùng trên điện thoại di động.

Bạn cũng có thể thiết lập nó để không chuyển hướng truy cập người đã ở lại trên trang web trong một khoảng thời gian nhất định.

Kết Luận

Như tất cả những lý do và giải thích của tôi ở phía trên mong sẽ giúp ích cho bạn.

Hãy tham khảo thêm hướng dẫn cơ bản về SEO trong WordPress cho người mới bắt đầu

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu bounce rate là gì? Và tầm quan trọng của tỉ lệ thoát đối với bạn.

Hãy chia sẻ lời khuyên của riêng bạn bằng comment ở dưới nhé. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết.

Mẫu Website Được Xem Nhiều