Các bước để xác định ngách làm Affiliate Marketing

Bắt đầu với Affiliate Marketing, giữa muôn vàn các sản phẩm hiện nay, bạn sẽ có quá nhiều thứ để lựa chọn. Bản thân mỗi người chúng ta hẳn sẽ không đủ nguồn lực để dàn trải và phủ toàn bộ thị trường như vậy được. Chiến lược hoàn hảo nhất là việc tìm và chọn ra những ngách làm Affiliate Marketing phù hợp với từng người trong từng thời điểm. Vậy cụ thể ngách làm Affiliate Marketing là gì? Và làm thế nào chúng ta có thể xác định được một ngách hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, Diều Hâu sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này nhé.

Để các bạn tiện theo dõi, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng thảo luận về một số điểm chính sau đây:

  • Ngách làm Affiliate Marketing là gì và xây dựng một quy trình chuẩn giúp chúng ta có thể tìm ngách dễ dàng khi bắt đầu.
  • Những lưu ý cần tránh khi xác định ngách làm Affiliate Marketing.

Như thường lệ, để bạn có thể hiểu một cách tường minh nhất những vấn đề mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn đã có những hiểu biết nhất định về Affiliate Marketing là gì. Nếu chưa, đừng lo, hãy dành thời gian đọc và tham khảo chuỗi bài viết này tại Diều Hâu đề hiểu hơn. Sau đó hãy quay lại với chúng tôi trong bài viết này nhé.

1. Những tiêu chí cần đảm bảo khi chọn lựa một ngách làm Affiliate Marketing

Trên thực tế, ngách làm Affiliate Marketing thực chất chỉ là một thị trường cụ thể mà chúng ta sẽ hướng đến khi làm hình thức này. Ví dụ, chúng ta sẽ thử nói về dịch vụ lưu trữ trực tuyến chẳng hạn. Đây là một thị trường lớn vì trong dịch vụ lưu trữ trực tuyến có vô số những dịch vụ khác như Shared Hosting, VPS, Cloud VPS,… Như vậy, nếu chúng ta bắt đầu với dịch vụ lưu trữ trực tuyến nói chung, nó đồng nghĩa với việc trong đó có thể là các dịch vụ mà Diều Hâu vừa nêu trên.

Nhưng với ngách làm Affiliate Marketing thì thay vì tập trung vào một dịch vụ chung nhất, chúng ta sẽ đi vào những thị trường nhỏ hơn. Trong ví dụ trên, ngách làm Affiliate Marketing có thể là chỉ tập trung vào Shared Hosting hoặc VPS hoặc Cloud VPS mà thôi. Điểm chung lại, ngách làm Affiliate Marketing thường có một độ phủ thị trường hẹp hơn nhưng lại cụ thể hơn về một hoặc một dòng sản phẩm nào đó.

Dựa vào khái niệm bên trên, để xác định một ngách làm Affiliate Marketing phù hợp, theo Diều Hâu, chúng ta cần kết hợp cả hai yếu tố sau đây.

1.1. Chọn ngách bạn có kiến thức hoặc có thế mạnh

Việc bạn hiểu biết về một lĩnh vực giúp bạn có thể mang lại những giá trị cho khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Khách hàng sẽ tin tưởng và dễ dàng ra quyết định mua hàng hơn khi bạn là chuyên gia trong một lĩnh vực bất kỳ nào đó.

Ví dụ, bạn học về Công nghệ thông tin thì ắt hẳn bạn sẽ hiểu hoặc chí ít là dễ dàng truyền tải những kiến thức liên quan đến lĩnh vực đó hơn là nói về việc chăm sóc trẻ. Ngược lại, những bà mẹ bỉm sữa có thế mạnh ở những bí quyết chăm con, những sản phẩm tốt cho em bé,… Đừng cố làm những thứ gì mình không hiểu trừ khi bạn có những thành viên hiểu biết sâu về nó trong đội ngũ của bạn.

1.2. Chọn ngách có dung lượng thị trường đủ lớn

Dung lượng thị trường quyết định việc mô hình kinh doanh của bạn có thể mở rộng được hay là không. Như định nghĩa ở trên, ngách làm Affiliate Marketing ám chỉ những thị trường có dung lượng hẹp hơn. Tuy nhiên, hẹp ở đây không có nghĩa là quá nhỏ bé.

Có nhiều cách để bạn có thể đánh giá quy mô thị trường của một ngách cụ thể. Bạn có thể tìm hiểu nó thông qua các báo cáo thống kê của các đơn vị phân tích. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất mà chúng tôi vẫn thường hãy áp dụng đó là đánh giá thông qua lượng tìm kiếm từ khóa của sản phẩm trong ngách đó.

Bạn có thể sử dụng Google Keyword Planner để kiểm tra lượng tìm kiếm liên quan đến những từ khóa này. Nếu như trong suốt một thời gian dài, lượng tìm kiếm chỉ dao động ở mức một vài truy vấn mỗi tháng thì bạn nên cân nhắc việc có nên tiếp tục với ý tưởng về ngách làm Affiliate Marketing đó hay không nhé.

Trên đây là những điều kiện cần và đủ để bạn có thể lựa chọn một ngách làm Affiliate Marketing phù hợp. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để bạn có thể chọn ra một danh sách các sản phẩm phù hợp với 2 tiêu chí trên để có thể bắt đầu kiếm tiền online với nó? Phần tiếp theo trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn một số mẹo nhỏ để bạn có thể tìm kiếm cho mình những ý tưởng phù hợp nhé.

2. Một số nơi giúp bạn tìm kiếm ý tưởng về ngách làm Affiliate Marketing

Nếu như bạn có một thế mạnh hoặc kiến thức về một lĩnh vực nào đó, nhưng lại không biết nên lựa chọn sản phẩm nào cho phù hợp thì cũng đừng quá lo lắng. Hai cách mà chúng tôi chia sẻ ở dưới đây sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng trong trường hợp này.

2.1. Trang TMĐT trong và ngoài nước

Tại Việt Nam, lượng người mua hàng trên các sàn TMĐT như Shopee, Tiki hay Lazada chiếm một số lượng rất lớn. Theo thống kê, trong quý 2/2020, tại Việt Nam có hơn 100 triệu lượt truy cập vào top 4 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam. Vậy nên đây sẽ là một nơi lý tưởng cho bạn để tìm kiếm sản phẩm tiềm năng mà khách hàng đang quan tâm.

Giả dụ, bạn là một người yêu thích về thời trang cho nam giới, tuy nhiên, những sản phẩm dành cho nhóm đối tượng này lại khá đa dạng. Vậy làm thế nào để bạn có thể biết được dòng sản phẩm nào đang được nhiều người tìm kiếm nhiều trên các sàn TMĐT hiện nay? Nếu để ý bạn sẽ thấy, tại các sàn TMĐT sẽ có một vài gợi ý về các sản phẩm được khách hàng tìm kiếm nhiều. Đó có thể là một trong những gợi ý mà bạn nên cân nhắc. Ví dụ, trong trường hợp dưới đây bạn có thể bắt đầu với từ khóa Hoodie nam, Dép nam hay Quần nam chẳng hạn.

06 01 tim ngach lam affiliate marketing tren san tmdt - Các bước để xác định ngách làm Affiliate Marketing
Tìm kiếm ý tưởng trên các sàn TMĐT.

Một cách nữa là tại phần danh mục sản phẩm chính, bạn có thể sẽ thấy những danh mục sản phẩm nhỏ hơn. Tại đây bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn những sản phẩm có số lượng bán lớn để làm gợi ý cho sản phẩm của mình nhé.

06 02 tim ngach lam affiliate marketing trong phan danh muc san pham - Các bước để xác định ngách làm Affiliate Marketing
Tìm kiếm các sản phẩm có lượng bán lớn trên sàn.

2.2. Google Trends

Google Trends chính là một công cụ hữu dụng mà nếu biết tận dụng chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm ý tưởng về nó. Hãy hình dung đây giống như một thống kê sơ bộ những từ khóa được tìm kiếm nhiều trên Internet tại thời điểm đó. Bạn có thể tìm kiếm được cho mình những gợi ý liên quan với lượng tìm kiếm nổi bật để đánh giá trước khi bắt đầu.

Giả sử chúng tôi có ý định chọn ngách làm Affiliate Marketing là bán Áo khoác cho mùa đông. Tuy nhiên, áo khoác thì sẽ có nhiều loại mà ngân sách thời gian đầu không cho phép chúng tôi quá dàn trải nhiều sản phẩm. Lúc này, chúng tôi sẽ xem xét cụm từ khóa Áo khoác trên Google Trends và thấy một số gợi ý khá hữu ích như Áo khoác uncover, Áo khoác MLB, Áo khoác local brand,… Vậy là ý tưởng về ngách sản phẩm cuối cùng đã thu hẹp hơn khá nhiều rồi đúng không.

06 03 tim kiem tu khoa tren google trends - Các bước để xác định ngách làm Affiliate Marketing
Tìm kiếm ý tưởng dựa trên Google Trends.

Ngoài 2 cách mà Diều Hâu liệt kê ở trên ra, sẽ có nhiều cách khác nữa giúp bạn có thể tìm ra được ý tưởng này. Tuy nhiên, lưu ý rằng nó chỉ dừng lại ở việc cung cấp ý tưởng thôi nhé. Có thể bạn sẽ phải thử nghiệm để đánh giá xem ý tưởng đó có phù hợp với bạn hay không nữa. Vậy nên, điều quan trọng là hãy xây dựng cho mình một quy trình chuẩn để bạn có thể áp dụng nó bất cứ lúc nào. Và đó chính là điều mà Diều Hâu sẽ nói đến trong phần tiếp theo của bài viết này.

3. Các bước để xác định ngách làm Affiliate Marketing

Sau một thời gian thử nghiệm, chúng tôi đã xây dựng được một quy trình chuẩn và tối ưu gồm 2 bước cơ bản. Tùy vào nhu cầu và mức độ chấp nhận của từng người, bạn có thể đặt ra cho mình những bộ tiêu chí riêng tương ứng với từng bước trong quy trình này để áp dụng nhé.

3.1. Tìm kiếm và chọn lọc ý tưởng

Chúng ta bắt đầu bằng việc bạn chưa có một ý tưởng cụ thể nào về sản phẩm bạn dự định làm Affiliate Marketing nhé. Lúc này, hãy sử dụng các công cụ mà chúng tôi liệt kê ở phần 2 như Google Trends hay các sàn TMĐT để tìm kiếm ý tưởng. Chắc chắn bạn sẽ có cho mình rất nhiều ý tưởng liên quan là đằng khác.

Nhưng đừng vội lựa chọn, việc của bạn lúc này là hãy tổng hợp tất cả những ý tưởng mà bạn có được từ việc nghiên cứu ở bên trên thành một danh sách. Sau đó, chúng ta sẽ đối chiếu với 2 tiêu chí mà Diều Hâu đưa ra ở mục 1 để đánh giá sự phù hợp.

3.2. Kiểm tra và đánh giá quy mô của thị trường

Đến đây thì giả sử bạn đã có một danh sách các sản phẩm tiềm năng từ bước 1 rồi. Lúc này, với mỗi một sản phẩm đó, chúng ta sẽ đánh giá xem lượng tìm kiếm với nó có đủ nhiều hay không? Rồi tương ứng với những từ khóa sản phẩm đó, người dùng còn hay tìm kiếm những biến thể từ khóa nào liên quan đến nó hay không,… Đây là một cách để nghiên cứu từ khóa và tìm ra những từ khóa liên quan để bạn có thể đưa vào các bài viết của mình nhằm tăng thứ hạng SEO cho bài viết sau này.

Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khóa tại bước này như Google Keyword Planner. Hay thậm chí tìm kiếm ý tưởng trên chính công cụ Google Search cũng là một ý tưởng không tồi và đặc biệt là nó miễn phí.

06 04 xac dinh luong tim kiem voi tu khoa san pham - Các bước để xác định ngách làm Affiliate Marketing
Xác định lượng tìm kiếm từ khóa sản phẩm bằng công cụ phân tích từ khóa.

Quay lại ví dụ về Áo khoác uncover kể trên, sử dụng Google Keyword Planner chúng ta thấy nó có lượng tìm kiếm trung bình từ 1.000 – 10.000. Ngoài ra còn thấy nhiều ý tưởng liên quan như Áo khoác uncover real, Áo cardigan uncover,… Hãy loại bỏ đi những từ khóa hoặc sản phẩm có lượng tìm kiếm thấp, tập trung vào những từ có lượng tìm kiếm cao nhé.

Lưu ý:

  • Tùy vào từng ngách làm Affiliate Marketing mà bạn có thể đặt ra cho mình một bộ tiêu chí cho phù hợp. Nó không có một con số chung nào cho tất cả mọi ngách cả. Nhưng nếu bạn thấy lượng tìm kiếm liên quan đến sản phẩm thấp thì có thể dung lượng thị trường không đủ nhiều. Vậy nên hãy cân nhắc xem có nên bắt đầu với sản phẩm đó hay không nhé.
  • Với những từ khóa có lượng tìm kiếm cao, cơ hội mang đến cho bạn sẽ nhiều hơn. Nó cũng tỷ lệ thuận với mức độ cạnh tranh trên thị trường. Hãy nhớ rằng, không chỉ có mình bạn mà những người làm Affiliate khác cũng nhận ra điều đó. Vậy nên, để thông tin của bạn có thể nổi trội hơn so với đối thủ thì hoặc là bạn phải sáng tạo ra những nội dung chất lượng (tập trung vào content), hoặc là bạn phải có thế mạnh về SEO hoặc quảng cáo. Do đó, tùy từng thời điểm mà bạn nên có chiến lược cho phù hợp. Không phải lúc nào tập trung vào những từ khóa cạnh tranh cao cũng là một chiến lược đúng đắn đâu nhé.

4. Một số sai lầm thường gặp phải khi tìm ngách làm Affiliate Marketing

Không có gì chắc chắn rằng chúng ta có thể chọn một ngách làm Affiliate Marketing phù hợp khi mới bắt đầu cả. Cách hay nhất là học hỏi và tránh lặp lại những sai lầm của những người đi trước. Dưới đây là hai trong số rất nhiều vấn đề mà thường chúng ta sẽ hay gặp phải.

4.1. Tìm ngách dựa trên nguồn lực mình có (xưởng sản xuất hoặc hàng hóa mình có)

Cái này có lẽ là khá phổ biến với nhiều người. Nếu như để ý trong bài này Diều Hâu luôn bắt đầu bằng việc Tìm kiếm ý tưởng > Đánh giá thị trường trước tiên. Sau khi có ý tưởng về ngách làm Affiliate Marketing rồi thì sẽ từ đó tìm kiếm các nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương ứng. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số chúng ta dường như lại đi ngược lại quy trình này.

Ví dụ họ quen một nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ nào đó, sau đó lấy sản phẩm đó làm ngách mà bỏ qua việc nghiên cứu và đánh giá sự phù hợp. Có thể, trên thực tế bạn cũng không hiểu hay có kiến thức gì về sản phẩm đó. Điều này dẫn đến việc những nội dung bạn truyền tải tới khách hàng tiềm năng sau này thường hời hợt và không mang lại cho họ nhiều giá trị.

4.2. Quá bám riết lấy một ngách mà mình không phù hợp

Không phải ai ngay khi bắt đầu cũng lựa chọn cho mình một ngách làm Affiliate Marketing phù hợp cả. Có thể bạn sẽ phải trải qua nhiều lần thử nghiệm sau đó mới rút ra được bài học để chuẩn hóa hai bước xác định ngách làm Affiliate Marketing mà Diều Hâu chia sẻ ở trên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu như ngách bạn chọn sau đó không phù hợp thì sao?

Nếu như sau một thời gian triển khai, phân tích và thay đổi mọi cách mà không có nhiều tiến triển thì rất có thể bạn đã chọn sai ngách ngay từ đầu. Lúc này, đừng quá cố gắng bám riết ý tưởng đó làm gì cả. Hãy nghiên cứu và bắt đầu với ý tưởng mới để tránh việc mất quá nhiều thời gian vào một thứ không hiệu quả trong thời gian dài nhé.

5. Lời kết

Hai sai lầm thường gặp khi mọi người chọn ngách làm Affiliate Marketing kể trên đã thay cho lời kết thúc đối với bài viết này. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ nhận được nhiều giá trị cho bản thân mình. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích. Và Diều Hâu xin hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo về chủ đề Affiliate Marketing và kiếm tiền online nhé.

Mẫu Website Được Xem Nhiều