FAQ là một vũ khí khá lợi hại để tăng khả năng người xem nhấp vào website của bạn. Nếu chưa biết FAQ là gì, lợi ích ra sao và cách thức cài đặt như thế nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây
FAQ schema là gì? Lợi ích như thế nào?
FAQ là viết tắt của Frequently Asked Questions – “Các câu hỏi thường gặp”. Tức là khi một người tìm kiếm một vấn đề trên Google, ngoài hiển thị bài viết thỏa mãn từ khóa này, Google có thể liệt kê thêm một số câu hỏi liên quan, kèm theo đó là link bài viết hoặc trích đoạn trả lời ngắn gọn.
FAQ schema là một loại cấu trúc dữ liệu. Lợi ích chính của việc thêm FAQ schema là giúp tăng cơ hội để Google hiển thị thêm một vài trang khác trong website của bạn dưới định dạng FAQ. Hoặc thậm chí nhiều chuyên gia SEO tin rằng cơ hội để website của bạn xuất hiện ở mục “People Also Ask” (PAA – Mọi người cũng thường tìm kiếm) cũng sẽ cao hơn nếu bạn cài đặt FAQ schema cho website.
Hai lợi ích này đều phục vụ cho mục tiêu lôi kéo và hấp dẫn người dùng nhấp vào website của bạn để tìm kiếm thông tin. Xu hướng chung hiện tại là con người muốn tiếp cận các câu hỏi và câu trả lời ngắn gọn. Vậy nên bạn có thể biên tập nội dung website theo kiểu dễ hiểu để công cụ tìm kiếm có thể xử lý và hiển thị tại những vị trí đẹp.
Và nên nhớ rằng FAQ schema KHÔNG đảm bảo các lợi ích trên. Quyết định cuối cùng vẫn là do Google hoặc những công cụ tìm kiếm khác.
Tuy nhiên, thêm FAQ schema sẽ giúp tăng cơ hội để đạt được những lợi ích này. Vậy thì vì sao lại không thử nhỉ?
Làm thế nào để thêm FAQ Schema vào WordPress?
Việc thêm FAQ trong WordPress sẽ có 2 phần:
- Phần FAQ front-end, tức là phần hiển thị cho khách truy cập, hay nói cách khác là để con người đọc
- Phần schema markup backend (phần cấu trúc dữ liệu), tức là phần để Google và các công cụ khác đọc. Google thường thích định dạng JSON-LD hơn, tuy nhiên các định dạng khác vẫn ổn.
Thật ra bạn vẫn có thể chỉ thêm 1 trong 2 phần này. Chẳng hạn nếu bạn đã có FAQ front-end nhưng chưa có schema markup, thì bạn có thể sử dụng plugin để chỉ thêm phần này vào mà không làm thay đổi bất kỳ yếu tố gì ở phần front-end.
Và 3 plugin miễn phí được giới thiệu dưới đây là những công cụ hiệu quả nhất:
- Structured Content (JSON-LD): sử dụng để tạo FAQ front-end và thêm back-end schema. Hoặc ẩn phần nội dung front-end và chỉ thêm phần back-end schema.
- Ultimate Addons for Gutenberg: sử dụng để tạo cả 2 phần front-end và back-end schema.
- Yoast SEO: sử dụng để tạo cả 2 phần front-end và back-end schema.
Các plugin mang lại hiệu quả cao nhất
1. Structured Content (JSON-LD)
ĐIỂM CỘNG
- Miễn phí 100%
- Thiết kế front-end mặc định khá đẹp
- Cho phép bạn chỉ thêm phần back-end JSON-LD markup và vô hiệu hóa hiển thị front-end
- Hoạt động hiệu quả trên cả trình biên tập truyền thống và trình biên tập block
ĐIỂM TRỪ
- Không có nhiều lựa chọn cho phần hiển thị front-end nếu bạn không thích thiết kế mặc định
Structured Content (JSON-LD) là một plugin miễn phí và khá hiệu quả. Nó giúp bạn thêm cả phần front-end lẫn back-end. Bạn cũng có thể vô hiệu hóa hiển thị front-end, chỉ thêm phần backend và không làm ảnh hưởng bất kỳ yếu tố nào trong phần front-end sẵn có của website.
Plugin này thích hợp cho cả trình biên tập WordPress dạng khối lẫn trình biên tập kiểu cũ TinyMCE. Và đây là các bước để thêm FAQ schema trong trình biên tập khối
Phần 1: Thêm FAQ
Một khi bạn đã cài đặt và kích hoạt plugin này, trong trình biên tập sẽ xuất hiện khối FAQ mới. Từ đó, bạn có thể thêm các câu hỏi và câu trả lời. Bạn cũng có thể thêm hình ảnh vào câu trả lời. Để thêm nhiều câu hỏi, chỉ cần bấm “Add One”.
Phần 2: Kiểm soát hiển thị front-end
Theo mặc định, plugin này sẽ hiển thị tất cả câu hỏi cùng câu trả lời ở giao diện front-end. Đồng thời nó cũng sẽ tự thêm tiêu đề câu hỏi tùy theo tùy chọn tiêu đề trong cài đặt khối, và theo mặc định là <h2>.
Tuy nhiên, bạn có thể nhấp vào biểu tượng con mắt để hiển thị các câu hỏi theo ý thích. Khi bạn “tắt” câu hỏi nào đó đi, plugin vẫn ghi nhận trong phần code FAQ schema cho back-end nhưng không hiển thị trong giao diện front-end.
2. Ultimate Addons for Gutenberg
ĐIỂM CỘNG
- Miễn phí 100%
- Hỗ trợ thêm FAQ cả giao diện front-end và JSON-LD markup
- Có nhiều bố cục front-end để chọn
- Có nhiều lựa chọn kiểu dáng
ĐIỂM TRỪ
- Không thể tắt hiển thị front-end
- Có rất nhiều khối. Tuy nhiên, bạn có thể vô hiệu hóa các khối nếu không sử dụng
Ultimate Addons for Gutenberg bao gồm rất nhiều khối chức năng trong trình biên tập. Một trong số đó là khối FAQ – Schema giúp bạn thêm các hiển thị FAQ front-end được thiết kế đẹp mắt cũng như JSON-LD schema markup cho phần back-end.
Phần 1: Thêm FAQ
Khi đã cài đặt và kích hoạt plugin này, bạn có thể thêm một khối FAQ – Schema trong trình biên tập. Sau đó tùy thích thêm câu hỏi và câu trả lời. Bấm vào biểu tượng dấu cộng để thêm nhiều câu hỏi hơn.
Phần 2: Tùy chỉnh bố cục/kiểu dáng FAQ
Một trong những ưu điểm của Ultimate Addons for Gutenberg là có rất nhiều tùy chọn để chỉnh sửa kiểu dáng/bố cục hiển thị front-end. Để truy cập các tùy chọn này, bạn có thể sử dụng điều hướng khối để chọn khối chính, sau đó lựa chọn các khối ở sidebar.
Khi bạn xuất bản trang, thì cả phần front-end lẫn schema markup cho FAQ đều được kích hoạt.
Nếu bạn đang sử dụng Elementor và/hoặc Beaver Builder, bạn có thể sử dụng Ultimate Addons for Elementor hoặc Ultimate Addons for Beaver Builder. Cả 3 đều cùng một đơn vị phát triển và đều có các tiện ích FAQ giống nhau
3. Yoast SEO
ĐIỂM CỘNG
- Yoast SEO đã có sẵn, không cần cài đặt thêm plugin mới
ĐIỂM TRỪ
- Không có bất kỳ lựa chọn tùy chỉnh nào
- ếu bạn chưa cài Yoast SEO thì tính ra điểm cộng trên cũng không có ý nghĩa
Nếu bạn đã cài đặt Yoast SEO, thì công cụ này cũng có tính năng FAQ schema. Để sử dụng, bạn hãy thêm khối Yoast FAQ (khối này đã có sẵn khi bạn kích hoạt Yoast SEO). Sau đó tùy ý thêm câu hỏi + câu trả lời. Bạn cũng có thể thêm hình ảnh vào câu trả lời.
Yoast SEO không hỗ trợ bất kỳ lựa chọn hình dáng/bố cục nào. Tuy nhiên bạn có thể tùy chỉnh qua CSS. Khi đã công bố các nội dung, Yoast SEO sẽ đồng thời hiển thị FAQ trong giao diện front-end lẫn schema markup cho back-end.
Làm thế nào để biết FAQ Schema đang hoạt động?
Sau khi cài đặt FAQ với các công cụ trên, chắc hẳn bạn sẽ muốn Google đọc và hiển thị chính xác các FAQ này.
Để kiểm tra, bạn có thể sử dụng công cụ Rich Result Test của chính Google. Chỉ cần nhập URL và để công cụ tự chạy. Sau đó bạn sẽ thấy một danh sách FAQ trong phần Detected items (ngoài ra bạn cũng sẽ thấy các loại schema markup khác).
Khi mở rộng danh sách FAQ, các câu hỏi và câu trả lời đầy đủ sẽ hiển thị ở đây. Nếu bạn thấy chúng, thì tức là phần cài đặt đã ổn rồi. Từ đây, Google sẽ có thể phân tích cú pháp FAQ tốt hơn, từ đó cơ hội hiển thị FAQ cho website cũng như đưa website vào phần People Also Ask sẽ cao hơn.
Mỗi công cụ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng của mình. Nếu bạn chỉ muốn thêm FAQ cho back-end và không muốn ảnh hưởng đến front-end, thì Structured Content (JSON-LD) là lựa chọn thích hợp. Còn nếu bạn muốn tùy chỉnh bố cục, kiểu dáng giao diện front-end thì Ultimate Addons for Gutenberg sẽ ổn hơn.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ thành công thêm được FAQ và tăng tỷ lệ người dùng truy cập vào website wordpress của bạn.
Mẫu Website Được Xem Nhiều