Hướng dẫn khôi phục cài đặt Macbook

Đôi khi vì một vài lý do, bạn bắt buộc phải khôi phục cài đặt Macbook về cài đặt gốc ban đầu. Nếu vẫn chưa biết cách thực hiện công việc này, hãy theo dõi ngay những chỉ dẫn chi tiết dưới đây.

Trước hết, cần biết rằng một khi khôi phục cài đặt Macbook, mọi dữ liệu trong ổ cứng cũng như các cài đặt tùy chỉnh sẽ mất hết. Tuy nhiên nhiều người vẫn phải “ngậm đắng” để thực hiện điều này, vì khôi phục cài đặt gốc có thể chỉnh sửa một số lỗi kỹ thuật của máy. Hoặc đơn giản vì họ sắp tặng hoặc bán Mac cho người khác và muốn tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình trước chủ sở hữu mới.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước xóa mọi thứ trên Mac, cài đặt lại MacOS và khôi phục máy về cài đặt ban đầu

1. Xóa dữ liệu trên Macbook

Bước 1: Cắm sạc vào để đảm bảo máy không tắt giữa chừng vì hết pin

Bước 2: Đảm bảo rằng Mac đang kết nối internet, nếu là kết nối có dây thì càng tốt. Việc xóa ổ cứng khá đơn giản, tuy nhiên khi thực hiện bạn cần truy cập vào cài đặt gốc của máy. Apple lưu trữ dữ liệu này từ xa trên các máy chủ của mình.

Bước 3: Click vào biểu tượng Apple ở góc trên bên trái, chọn Restart trong menu thả xuống

Bước 4: Khi máy Mac khởi động lại, nhấn giữ đồng thời 2 phím Command + R. Giữ cho đến khi máy hiện biểu tượng Apple hoặc quả địa cầu quay hoặc bất kỳ màn hình khởi động nào khác. Màn hình này sẽ đưa bạn đến MacOS Recovery.

Bước 5: Chờ một lát, sau đó nhập mật khẩu. Cửa sổ MacOS Utilities sẽ xuất hiện trên màn hình. Chọn Disk Utility trên danh sách và nhấp Continue

how to reset mac disk utility 768x768 1 - Hướng dẫn khôi phục cài đặt Macbook

Bước 6: Đĩa khởi động máy Mac được liệt kê bên trái. Thông thường nó sẽ có tên mặc định là “Macintosh HD” (nếu bạn không đổi tên trước đó). Ngoài ra một ổ đĩa với dòng “Data” cũng được liệt kê kèm theo đó. Tức là nếu bạn không đổi tên, thì khi thực hiện đến đây, bạn sẽ thấy đĩa khởi động là Macintosh HD, ngoài ra còn có ổ đĩa Macintosh HD – Data. Còn nếu bạn không thấy ổ Data thì cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần bỏ qua và tiến đến bước 9.

Bước 7: Chọn ổ Data, nhấp Edit trên thanh menu, chọn Delete APFS Volume trong menu thả xuống. Ngoài ra bạn có thể chọn ổ Data, sau đó nhấp vào nút Minus trong thanh công cụ Disk Utility.

Bước 8: Trong cửa sổ kết quả, nhấp Delete để xác nhận xóa. Nhớ là đừng chọn Delete Volume Group. Nếu máy của bạn còn ổ Data nào khác, hãy thực hiện tương tự để xóa chúng. Nhưng đừng đụng đến ổ Macintosh HD.

Bước 9: Chọn phần dung lượng chính – thường là ổ Macintosh HD, sau đó nhấp nút Eraser. Đặt một cái tên (hoặc giữ lại tên Macintosh HD) sau đó chọn định dạng.

Chú ý: Ở định dạng thư mục, bạn cần chọn APFS hoặc Mac OS Extended (Journaled). Disk Utility sẽ đưa ra gợi ý định dạng mặc định, và bạn nên làm theo gợi ý này nếu không có lý do gì đặc biệt để chọn định dạng khác.

Bước 10: Nhấp Eraser. Bạn sẽ thấy lời nhắc thông tin Apple ID của mình.

Cuối cùng, nên nhớ rằng việc xóa ổ đĩa máy Mac sẽ tốn kha khá thời gian. Khi đã hoàn thành công đoạn này, hãy tắt Disk Utility để trở về cửa sổ MacOS Utilities.

2. Cài đặt lại hệ điều hành

macos reinstall 768x768 1 750x508 1 - Hướng dẫn khôi phục cài đặt Macbook

Sau khi đã xóa ổ đĩa chính, bạn cần cài đặt lại hệ điều hành MacOS. Nhấp vào Reinstall MacOS trong danh sách MacOS Utilities và chọn Continue. Có thể bạn sẽ cần nhấp thêm một vài bước xác nhận và nhập mật khẩu.

Vì Apple lưu trữ cài đặt gốc của máy Mac trên server của họ, do đó máy cần kết nối internet để truy xuất cài đặt mới.

Chú ý: Giải pháp tải xuống này chỉ thực hiện được với các phiên bản MacOS mới. Nếu máy của bạn chạy Snow Leopard (10.6) hoặc cũ hơn, bạn không thể cài đặt lại từ web. Thay vào đó, bạn cần đĩa cài đặt MacOS gốc.

Khi cài đặt lại MacOS, máy sẽ hỏi một vài câu hỏi cơ bản về vùng/lãnh thổ hoặc những vấn đề khác.

Nếu bạn bán hoặc tặng Mac cho ai khác, đừng đụng đến trợ lý thiết lập. Thay vào đó, hãy nhấn giữ Command + Q để tắt trợ lý thiết lập, sau đó nhấp Shut Down. Hành động này sẽ tắt máy Mac và để phần trợ lý thiết lập cho chủ sở hữu mới.

3. Phương án thay thế: Cài đặt đè lên

Nếu việc xóa toàn bộ ổ đĩa không khả thi, bạn hoàn toàn có thể cài đặt lại MacOS mà không cần xóa bất kỳ dữ liệu nào. Đây là phiên bản “thu gọn” (lite) của quá trình xóa toàn bộ ở trên.

Phương án này rất có ích nếu bạn có dữ liệu bị hỏng, phần mềm độc hại mà bạn không thể phân lập hoặc các sự cố bắt nguồn từ bản cập nhật bị lỗi. Tuy nhiên quá trình này sẽ để lại các dữ liệu tương đối dễ khôi phục. Tức là nếu bạn bán hoặc cho máy Mac, thì đây không phải là phương án hay.

Còn nếu vẫn muốn thực hiện quá trình cài đặt đè lên, hãy nhớ sao lưu tất cả dữ liệu mà bạn muốn giữ lại

Bước 1: Tắt máy Mac và khởi động lại theo cách bạn thường làm. Ngay khi máy vừa lên, nhấn giữ Command + R cho đến khi biểu tượng Apple xuất hiện. Bước này để mở cửa sổ MacOS Utilities trong MacOS Recovery.

Bước 2: Chọn Reinstall MacOS. Nhấp các bước xác nhận bạn muốn cài đặt lại hệ điều hành và cài đặt phiên bản mới nhất.

4. Phương án thay thế: Time Machine

Nếu bạn đang sử dụng Time Machine để lưu trữ các bản sao lưu, bạn có thể sử dụng chính công cụ này để khôi phục MacOS. Công cụ này cũng hữu ích nếu bạn muốn khôi phục một phần cài đặt và dữ liệu thay vì toàn bộ hệ điều hành.

Bước 1: Tắt máy Mac và khởi động lại theo cách bạn thường làm. Ngay khi máy vừa lên, nhấn giữ Command + R cho đến khi biểu tượng Apple xuất hiện. Bước này để mở cửa sổ MacOS Utilities trong MacOS Recovery.

Bước 2: Chọn Restore From Time Machine Backup. Hãy nhớ nếu bạn lưu các bản sao lưu trên server hoặc ổ đĩa ngoài, thì máy Mac cần kết nối với những thiết bị này để hoàn thành quá trình khôi phục.

5. Hủy ủy quyền thiết bị trên Apple Music, iCloud và Messages

Nếu bạn bán hoặc tặng máy Mac của mình, hãy đảm bảo thực hiện hủy ủy quyền không chỉ máy Mac, mà còn với những thiết bị được kết nối khác trước khi tiến hành khôi phục cài đặt gốc. Điều này ngăn chặn người khác truy cập thông tin cá nhân của bạn trong tương lai.

Apple Music

deauthorize apple music 768x431 1 750x421 1 - Hướng dẫn khôi phục cài đặt Macbook

Bước 1: Khởi động Apple Music và nhấp Account trong thanh menu

Bước 2: Trên menu thả xuống, chọn Authorizations, sau đó nhấp Deauthorize This Computer.

Khi đó, Apple Music sẽ gỡ máy Mac này khỏi danh sách những thiết bị được ủy quyền. Và dĩ nhiên bạn (cũng như bất kỳ ai khác) sẽ không thể kết nối đến nội dung có trong Apple Music của bạn từ chính chiếc máy này.

iCloud

Không chỉ đơn giản là đăng xuất ra khỏi iCloud, bạn còn cần đảm bảo rằng không có dữ liệu cục bộ nào còn sót lại trên máy tính.

  • Bước 1: Nhấp vào logo Apple ở góc trên bên trái và chọn System Preferences
  • Bước 2: Nhấp vào biểu tượng Apple ID trong cửa sổ System Preferences.
  • Bước 3: Chọn Overview (phía trên trái) và nhấp Sign Out

MacOS sẽ hỏi liệu bạn có muốn giữ dữ liệu iCloud gần đây trên máy tính này không. Nếu không muốn, hãy nhớ bấm bỏ chọn tất cả các ô bạn muốn xóa.

sign out of icloud 768x432 1 750x422 1 - Hướng dẫn khôi phục cài đặt Macbook

Messages

Những tin nhắn là loại dữ liệu rất riêng tư, do đó hãy nhớ đăng xuất Messages trước khi bán hoặc tặng máy Mac cho người khác. Khi đó, kết nối giữa máy Mac và iPhone của bạn cũng sẽ không còn, đảm bảo không có thông tin riêng tư nào bị tiết lộ.

  • Bước 1: Mở ứng dụng Messages. Chọn Messages trên thanh menu, sau đó chọn Preferences.
  • Bước 2: Nhấp vào tab iMessage trong cửa sổ mới, sau đó nhấp Sign Out.

Lời cuối

Khôi phục cài đặt gốc cũng như đăng xuất các ứng dụng, tài khoản là một việc nên làm, đặc biệt khi máy Mac của bạn sắp đến tay chủ mới. Hy vọng với những hướng dẫn đơn giản trên đây, bạn có thể tự mình khôi phục cài đặt Macbook, cũng như tự bảo vệ thông tin của bản thân trước những nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai.

Mẫu Website Được Xem Nhiều