Bạn đang tìm các công cụ SEO tốt nhất và miễn phí hiện nay.
Dưới đây tôi sẽ tập hợp và giới thiệu đến những SEO tool free “nhất định phải có“.
Những SEO tool này sẽ giúp bạn: Nghiên cứu từ khóa, phân tích, check speed, viết bài chuẩn SEO….
Mình sẽ đưa ra một số những công cụ SEO miễn phí và trả phí tốt nhất hiện nay.
Cùng bắt đầu tìm hiểu luôn nhé !
Những công cụ SEO miễn phí bắt buộc phải có
Google Analytics
Mình sẽ nói đơn giản như này: Một khi đã SEO, các bạn bắt buộc phải sử dụng Google Analytics.
Nó cho bạn cái nhìn tổng quát về cách người dùng tương tác với website của bạn.
Như trang nào đang được thích nhất, CTR, Bounce Rate, Pageview, Realtime….
Mình thấy nhiều bạn đang không tận dung hết tính năng trên GA.
Hiện Google Analytics có một tính năng mới là Insights rất hay (thật ra cũng lâu rồi)
Nếu bạn là người mới dùng GA hoặc không hiểu về các con số, thì nó rất hữu ích cho bạn.
Nó sẽ đưa ra một số gợi ý về các thông số website như:
- Website performance week-over-week: so sánh những thống số cơ bản giữa các tuần.
- Basic Performance: Một số thống số như (bao nhiêu user tuần vừa rồi)
- Where You Get Your User From: Kênh nào chiếm tỉ lệ lớn nhất
- Understanding Trends: Những thay đổi trên website
- Content Analytics: Bài viết nào đang có nhiều view nhất
Ví dụ ở đây mình chọn Performance, bạn có thể thấy một số thông số như:
- User tuần này tăng hay giảm so với tuần trước
- Thời gian Session trung bình
- Bounce Rate
- Page/ Session
- Event
Để xem chi tiết hơn nữa hãy bấm vào Go to report.
Mình tin là với tính năng Insights này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét về website, và người dùng đang tương tác như nào.
Google Analytics còn có rất nhiều tính năng giúp bạn hiểu hơn về user.
Còn nếu vẫn thấy khó dùng, hãy sử dụng MonsterInsights plugin cho tiện nhé.
Sắp tới mình sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về cách sử dụng Google Analytics hiệu quả nhé.
⇒Trang chủ: https://www.google.com/analytics/
Google Search Console
Cũng quan trọng như Google Analytics vậy. Google Search Console (trước đây là Web Master Tool).
Bộ công cụ SEO miễn phí đến từ Google này có rất nhiều tính năng như:
Báo cho bạn biết khi có bất kỳ lỗi gì xảy ra trên website ( nội dung trùng lặp, lỗi 404, lỗi không index, các lỗi trên mobile, AMP…)
Tính năng nổi bật nhất của GSC đó là kiểm tra được “cụm từ” mà người dùng đang search và click đến website của bạn.
Bên menu bên trái chọn Performace.
Chức năng chính của Google Search Console
- Total clicks – Tổng số clicks vào website bạn
- Total impressions – Tổng số lượt hiển thị trên kết quả tìm kiếm của GG
- Average CTR – Tỉ lệ click chuột (total clicks/ total impressions)
- Average postion – Ví trí trung bình trên GG
Ngay dưới bạn sẽ thấy được danh sách cụm từ khóa ở Tab Queries
Ở đây bạn sẽ thấy được các từ đang có lượt click nhiều nhất, và cả impression
Ngoài ra bạn có chuyển sang tab khác như:
- Pages – Trang có lượt click và impression nhiều nhất
- Countries – Lượt click chủ yếu đến từ đất nước nào
- Devies – Các thiết bị được sử dụng nhiều nhất ( desktop, mobile, tablet)
- Search Appearance – Cách mà kết quả bạn hiển thị trên GG (AMP article, AMP non-rich results..)
Hãy kiểm tra lại những từ khóa bạn đang có lượt click nhiều nhất, và vị trí của nó.
Từ số liệu thống kê này sẽ giúp bạn, thấy được kết quả có đi đúng hướng không.
Hoặc tìm ra được những cụm từ mà có khi bạn không ngờ đến, lại được người dùng tìm kiếm.
Mình thường sẽ tìm những cụm từ có lượng impression ở đây.
Nhưng chưa có CTR hay lượt click cao, và tối ưu lại.
⇒Trang chủ: https://search.google.com/search-console/about
Search Analytics for Sheets
Anh em nào hay phải lập plan hay làm báo cáo SEO, chắc chắn sẽ thích extension này.
Các bạn có thể đồng bộ các thông số từ GSC ra Google Sheet, đỡ phải copy tay.
Các bạn muốn thấy được dữ liệu Google Search Console từ hơn 90 ngày trước?
Việc này rất đơn giản, hãy sử dụng add-on Search Analytics for Sheets.
Chỉ cần thêm vào Google Sheets, ủy quyền với GSC và add-on sẵn sàng hoạt động.
⇒Trang chủ: https://chrome.google.com/webstore/detail/search-analytics-for-shee/ieciiohbljgdndgfhgmdjhjgganlbncj
Google Keyword Planner
Đầu tiên để sử dụng công cụ SEO này, bạn sẽ cần 1 tài khoản đã chạy quảng cáo Google Adwords rồi.
Chọn Công cụ » Công cụ lập kế hoạch từ khóa
Ngày trước thì mọi người hay dùng cái công cụ này, để nghiên cứu khóa.
Nhưng mình đã nói trước đây, bây giờ đó không phải cách keyword research chuẩn nữa.
Mình rất ít khi keyword research bằng cách này.
Thay vì đó mình sẽ dùng Google Keyword Planner làm công cụ hỗ trợ, để kiểm tra lượng volume của từ khóa đó.
Tham khảo: Cách nghiên cứu từ khóa
Volume là tổng số lượt tìm kiếm của từ khóa đó trong 1 tháng.
Cạnh tranh là mức độ khó của từ khóa (cái này không chính xác đâu).
Giá thầu thấp nhất – cao nhất, cái này sẽ giành cho mấy người chạy Adwords nhé.
Thật ra có khá nhiều công cụ check được volume như Ahref, SEMrush….
Nhưng mình vẫn tin tưởng Google Keyword Planner nhất, vì đơn giản là nó của Google 😀
Thứ mình quan tâm nhất ở đây đó là “Số lần tìm kiếm tr.bình hàng tháng”
Đừng SEO những từ có lượng search quá thấp nhé.
Tùy vào lĩnh vực của bạn mà có thể ước lượng mức volume đáng để bạn SEO nhé.
Thường mình sẽ ưu tiên những từ có lượng search từ 1000 trở lên.
⇒Trang chủ: https://ads.google.com/home/tools/keyword-planner/
Google Trend
Trước khi quyết đinh viết về một từ khóa nào đó mình luôn kiểm tra trên Google Trend. Vì sao?
Vì mình muốn kiểm tra sự phổ biến của tự khóa hiện tại, nếu bạn bỏ qua bước này.
Đừng mất thời gian cho các từ khóa sắp chết nhé.
Tip: Kéo xuống dưới đến tab Related Queries, và kiếm tra chúng với Google Keyword Planner.
Đây là những từ khóa liên quan mà bạn có thể sử dụng xem có phù hợp không.
⇒Trang chủ: https://www.google.com/trends/
Google Analytics Referrer Spam Killer
Khi liên kết Google Analytics với công cụ loại bỏ referrer domain spam này.
Nó sẽ thêm các bộ lọc vào tài khoản của bạn và sau đấy loại bỏ hơn 100 website spam.
Như vậy, dữ liệu GA của các bạn sẽ chính xác hơn
⇒Trang chủ: https://www.adwordsrobot.com/en/tools/ga-referrer-spam-killer
Yoast SEO
Sau khi nghiên cứu, phân tích từ khóa xong suôi. Bước tiếp sẽ là lên nội dung và viết bài với những bộ từ khóa đó.
Chúng ta hay gọi là viết bài chuẩn SEO.
Đơn giản là tập hợp một danh sách kỹ thuật bạn có thể áp dụng trong bài viết như:
- Keyword phải có trong URL, title, meta description, H1, H2,..
- Mật độ keyword sẽ đâu đó phải là 1-5%
- Trong bài viết sẽ phải có link nội bộ
- Ảnh có atl chứa từ khóa
- ……
Nói chung là khá nhiều, và để vừa làm vừa nhớ tất cả thì quá khó.
Vậy nên bạn cần Yoast SEO để nhắc nhở, cũng như kiểm tra những yếu tố chuẩn SEO này.
Hiện mình đã dùng qua cả Yoast SEO Premium và All in On SEO Pack.
Và thấy Yoast SEO Premium là công cụ SEO rất tốt.
Nó thường xuyên được update, giao diện rất dễ dùng, nhiều tính năng hữu ích.
Mặc dù bạn có thể tải Yoast SEO Free tại đây.
Nhưng mình vẫn khuyên các bạn nên dùng Yoast SEO Premium với nhiều chức năng hơn.
⇒Trang chủ: https://wordpress.org/plugins/wordpress-seo/
Công cụ SEO: Phân tích On-page nhanh chóng
SEO Quake
Đây là một Chrome Extension được rất nhiều người sử dụng để check On-page của một website.
Page Info là thông tin chung về site như: title, meta description, internal links, external links.
Tiếp theo đến tab Diagnosis sẽ có nhiều phân tích sâu hơn như:
- Độ dài ngắn của URL
- Có thẻ Canonical chưa
- Độ dài Title, Meta description
- Headings có hợp lý không
- Có file robot.txt chưa
- Sitemap có chưa
- ….
Nói chung là khá nhiều đầy đủ những yếu tố on-page cơ bản cho một website.
Hãy bấm vào mũi tên Tips để tìm hiểu thêm những gợi ý về phần đó.
Đây là công cụ SEO check on-page khá dễ dàng mà các bạn nên dùng.
Ngoài ra thì bạn cũng có thể kiểm tra số link nội bộ và link out ra ngoài trên trang đó với 2 tab Internal và External.
MozBar
Đây là một tiện ích dành cho Chrome và Firefox sẽ hiển thị cho người dùng Page Authority và Domain Authority.
Thanh công cụ này cũng cung cấp cho người dùng chỉ số DA/PA trong kết quả tìm kiếm Google (tính năng này chỉ hoạt động cho người đăng ký Moz Pro).
Chắc đây là 2 chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng một website.
SEO & Website Analysis (WooRank)
Đây là một extension của Chrome cung cấp các thông số SEO quan trọng từ website.
Chỉ cần nhấp vào nút và công cụ này sẽ phân tích trang của bạn với các dữ liệu SEO cơ bản (như thẻ tiêu đề quá dài).
Ngoài ra công cụ cũng cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích khác để bạn cải thiện website (ví dụ website có được tối ưu hóa cho thiết bị di động hay không? Tốc độ tải có nhanh không?).
Công cụ này thậm chí còn rất tốt cho việc phân tích đối thủ, vì chúng hiển thị dữ liệu của Facebook và Twitter.
Công nghệ họ sử dụng trên website, ước tính lưu lượng truy cập…tất cả đều trong tầm tay của bạn.
Screaming Frog
Tìm và sửa các lỗi kỹ thuật SEO chỉ với vài giây.
Chúng ta đều biết việc tìm kiếm các lỗi SEO trên website đôi khi khá mất thời gian.
Tôi xin giới thiệu đến bạn seo tool: Screaming Frog.
Screaming Frog sẽ thu thập dữ liệu website giống như cách Google thực hiện vậy.
Sau đấy công cụ sẽ tạo ra một báo cáo về các vấn đề tiềm ẩn (như lỗi HTTP header, javascript render, bloated HTML, lỗi index).
Tính năng hay nhất: Khám phá nội dung trùng lặp (Discover Duplicate Content)
Có thể các bạn đã biết là Google rất ghét những nội dung bị trùng lặp. May mắn là người dùng dễ dàng sử dụng Screaming Frog để ID page (trang) với nội dung trùng lặp.
Varvy SEO Tool
Đây là một SEO tool checkup miễn phí cho website.
Varvy là một công cụ phân tích SEO rất hữu ích.
Hầu hết các công cụ khác chỉ cung cấp cho người dùng thông tin chưa chuyên sâu.
Nhưng với Varvy người dùng có quyền truy cập nhiều dữ liệu, mà các công cụ free khác không cho phép.
Bao gồm: mobile friendly, alt text, HTTPS, phân tích robot.txt và các tính năng khác.
Tính năng được đánh giá cao: Google Guidelines
Varvy không chỉ cung cấp một danh sách các vấn đề liên quan đến SEO còn tồn đọng trên web.
Mà còn cung cấp các đề xuất cụ thể để chúng ta dễ dàng khắc phục trực tiếp từ Google’s Webmaster Guidelines.
Công cụ SEO: Test tốc độ website
Google PageSpeed Insights
Như đã biết, Google sử dụng yếu tố về tốc độ tải trang như một yếu tố xếp hạng.
Google PageSpeed Insights sẽ cho bạn biết website của bạn nhanh hay chậm trên Google.
Công cụ cũng cung cấp các đề xuất mà người dùng (hoặc web developer) có thể sử dụng để cải thiện hiệu năng.
Nhưng cũng đừng chỉ quan tâm đến điểm, mà quên đi trải nghiệm người dùng nhé.
Hy sinh tất cả cho hiệu năng, mà bạn nhận lại được 1 website “xấu òm” thì cũng chả để làm gì.
Tham khảo Hướng dẫn tăng tốc WordPress cơ bản này, trước khi định sử dụng các kỹ thuật phức tạp hơn nhé.
GTmetrix
GTmetrix cũng gần tương tự như Google Page Speed Insights, chỉ có điều công cụ này đánh giá chi tiết hơn.
Khi mình muốn đánh giá hiệu năng trên website một cách chi tiết nhất, mình thường sử dụng GTmetrix.
Ngoài ra công cụ còn cung cấp cho bạn các đề xuất để tăng tốc website.
Panguin Tool
Mỗi lo thường trực khi SEO đó là có bị dính “Án Phạt” của Google không.
Trong mỗi lần có update thuật tới mới như Panda, Penguin, Google RankBrain…
Panguin Tool sẽ giúp các bạn tìm câu trả lời. Chỉ cần liên kết Panguin với Google Analytics
Công cụ sẽ hiển thị cho chúng ta bằng cách phân tích traffic có gặp trục trặc sau khi Google cập nhật hay không.
Google Mobile-Friendly Test
Google hiện nay đã bắt đầu hạ xếp hạng đối với những website không thân thiện với thiết bị di động.
Nhưng làm cách nào để biết website của mình có thân thiện hay không? Rất dễ, chỉ cần nhập URL vào Công cụ Google Mobile-Friendly Test và các bạn sẽ nhận được câu trả lời ngay lập tức.
Công cụ SEO: Nghiên cứu từ khóa
Answer The Public
Đây thực sự là một công cụ SEO rất đáng thử, để tìm ra các chủ đề hay từ khóa mới.
Answer The Public sẽ kết hợp với Google Suggest để tìm ra các câu hỏi mới liên quan đến từ khóa.
Nó sẽ đưa ra 1 loạt các câu hỏi với dạng ( What, which, when, why, who, are….)
Chỉ cần đưa từ khóa vào Answer The Public và bạn sẽ rất rất nhiều chủ đề để bạn có thể nghiên cứu về nó.
Cộng SEO này sẽ lấy dữ liệu từ các diễn đàn, blog, mạng xã hội (chủ đề mà người dùng hay nhắc tới nhất).
Hỗ trợ cả tiếng việt nhé bạn, nhưng bạn có thể sử dụng cả tiếng anh cho từ khóa đó để kiếm nhiều chủ đề hơn.
Tính năng nổi bật ở công cụ SEO miễn phí này là: “So sánh từ khóa”.
Rất nhiều người hay tím kiếm cụm từ so sánh trên GG
(Ví dụ như: Wix và WordPress chẳng hạn).
Và Answer The Public sẽ có một danh sách gợi ý về vấn đề này.
BuzzSumo
Hiện công cụ SEO rất hay bạn tìm những topic đang được nhiều người quan tâm nhất.
Chức năng chính của cộng cụ SEO để bạn tìm kiếm những Trending trên mạng
BuzzSumo sẽ giúp bạn tìm những bài viết được share nhiều nhất liên quan đến “keyword” bạn muốn.
Bạn sẽ được thấy những bài viết có số lượng share “Khủng” trên Facebook, Twitter, Pinterest, Reddit.
Question Analyzer sẽ cho bạn một loạt các từ khóa gợi ý về “keyword” bạn muốn
Những chủ để, những câu hỏi được nhiều quan tâm nhất trên MXH (quora, reddit..)
Tính năng nổi bật: “Trending Now” cho những nội dung đang được quan tâm nhất trên internet.
Bạn có thể chọn: Thời gian, nền tảng, ngôn ngữ.
Và bên trái nó cũng phân chia ra các lĩnh vực khác nhau như: Sport, Tech, Entertainment….
CanIRank
CanIRank sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi: Liệu mình có thể xếp hạng cho từ khóa này không?
Đây một công cụ SEO lọc và cho ra những từ khóa khó một cách rất chi tiết.
Không giống như các công cụ còn lại, CanIRank không đơn giản chỉ đưa ra thông tin:
“Từ khóa này có tính cạnh tranh cao”.
Hay
“Từ khóa này có tính cạnh tranh thấp”.
Thay vào đó, CanIRank cho chúng ta biết liệu mình có khả năng xếp hạng cho từ khóa này không.
Rất hữu ích đấy chứ.
Tính năng nổi bật: “Làm thế nào để có thứ hạng tốt hơn với từ khóa đó”
CanIRank không chỉ là một công cụ sinh ra để giúp để đo độ canh tranh keyword.
Nó cũng cung cấp cho các đề xuất chuyên sâu nhằm giúp chúng ta xếp hạng tốt hơn cho một thuật ngữ, từ khóa nào đấy.
Keyworddit
Keyworddit sẽ tìm các ý tưởng từ khóa từ Reddit.
Đây thực sự là một công cụ rất hay bạn nên thử.
Công cụ SEO “nhỏ nhưng có võ” này tìm kiếm các từ mà mọi người hay sử dụng trên các subreddits cụ thể.
Và nếu như các bạn dành vài phút với Keyworddit, mình đảm bảo là các bạn sẽ tìm được rất nhiều ý tưởng từ khóa hay ho đấy..
Tính năng nổi bật: Context (Bối cảnh)
Tính năng này cung cấp một danh sách các chủ đề Reddit (tìm kiếm từ khóa đó trên reddit)
Như vậy, chúng ta dễ dàng thấy mọi người sử dụng từ khóa đó như thế nào?
Mặc dù chỉ có tiếng anh, cũng là những gợi ý rất hay cho bạn có ý tưởng viết nội dung nhé.
Wordtracker Scout
Đây là công cụ SEO giúp bạn “Trộm” từ khóa từ đối thủ cạnh tranh.
Wordtracker có một cách tiếp cận rất độc đáo trong việc nghiên cứu từ khóa…
Thay vì nhập từ khóa vào tool, Wordtracker hiển thị cho chúng ta các cụm từ được dùng nhiều nhất trên trang đó.
Một ma trận từ khóa sẽ hiện ra (càng to càng thể hiện mật độ từ khóa đó lớn)
Lưu ý: Đây là chrome extension, chưa hỗ trợ các trình duyệt khác.
Tính năng nổi bật của SEO tool này: Opportunity
Nó giúp sẽ hiển thị những từ khóa có tỷ lệ cạnh tranh và khối lượng tìm kiếm tốt nhất.
KWFinder
Đây là một SEO tool: nghiên cứu từ khóa rất hữu dụng.
Phần hay nhất của KWFinder là sự tiện lợi trong khi sử dụng.
Không chỉ dễ sử dụng, đây còn là một công cụ rất mạnh mẽ trong việc nghiên cứu từ khóa, được rất nhiều chuyên gia sử dụng.
Tính năng hữu ích: LPS
LPS = Link Profile Strength.
Tính năng này về cơ bản cho người dùng biết cần bao nhiêu backlink có thứ hạng với từ khóa này.
Nếu chỉ số LPS từ 50+ trở lên, việc này có nghĩa là bạn sẽ cần backlink thực sự chất đấy.
Công cụ SEO trả phí tốt nhất hiện nay
Ahref
Đây là một trong những công cụ SEO rất đa năng và mạnh mẽ với lượng bot và số lượng thu thập thông tin rất lớn.
Với số lượng bot và cơ sở hạ tầng chắc chỉ thua có GG 😀
Tính năng Organic Search sẽ cho bạn biết được
Thứ hạng từ khóa (từ khóa mới có, hoặc đang thay đổi).
- Top 7 Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa (TỐT NHẤT 2019)
Top page (trang có traffic cao nhất, số lượng keyword của trang đó.
Competing domains cho bạn biết được đối thủ nào, đang có số lượng từ khóa tương đồng với bạn nhất.
Với tính năng Content Gap bạn còn có thể so sánh được từ khóa mình chưa so với đối thủ ( kiếm thêm được ý tưởng cho nội dung mới)
Ngoài ra với Keywords explorer bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu từ khóa ( gần giống như keyword planner vậy).
Bạn cũng có thể kiểm tra nguồn backlink (cả số lượng backlink) từ đâu mà đến nhé.
Mình sẽ hướng dẫn bạn các sử dụng Ahref kỹ hơn trong bài viết sau nhé.
SEMRush
SEMRush là một trong số những công cụ mình đánh giá cao.
Nó cũng có rất nhiều tính năng như Ahref vậy ( 2 thằng này mình thấy là 2 công cụ mạnh nhất hiện nay)
Giao diện cũng khá tương đồng và giống nhau.
Hoàn toàn có thể phân tích đối thủ, kiểm tra thứ hạng từ khóa,
SEMRush hoạt động bằng cách hiển thị cho người dùng các từ khóa hàng đầu của đối thủ cạnh tranh.(giống Ahref)
Ngoài ra thì bạn còn kiểm tra được list từ khóa đang chạy quảng cáo nữa.
Tính năng nổi bật: “Pages”, cung cấp trang mà đối thủ có nhiều truy cập từ công cụ tìm kiếm nhất.
Rất hữu ích để bạn đi theo đối thủ và vượt lên.
LinkPatrol
LinkPatrol là một WordPress plugin hiển thị tất cả external link (liên kết ngoài) trên website.
Tính năng nổi bật: LinkPatrol sẽ giúp bạn xóa hoặc nofollow các liên kết trên website của mình một cách dễ dàng.
Chỉ cần chọn một tên miền bạn muốn xóa hoặc muốn nofollow, sau đấy để LinkPatrol làm công việc của mình.
Kết Luận
Mặc dù công cụ SEO sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều để “LEO TOP”
Nhưng đừng quá phụ thuộc vào chúng, đến nổi không có nó bạn không làm được gì.
Hãy nghiên cứu và có tư duy về SEO, từ đó bạn sẽ không bị bất ngờ trước bất cứ thay đổi nào.
SEO luôn thay đổi, chúng ta cũng vậy phải không nào.
Nếu bạn đang sử dụng một công cụ nào khác trên đây, hãy comment ở dưới nhé 😀
Mẫu Website Được Xem Nhiều