1. Từ khoá đuôi dài là gì?
Từ khóa đuôi dài là những cụm từ tìm kiếm thường có 3 chữ trở lên. Vì dài hơn những từ khóa thông thường nên từ khóa đuôi dài thường có lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh tương đối thấp. Tuy nhiên, với xu hướng ngày càng nhiều người sử dụng giọng nói để tìm kiếm thì từ khoá đuôi dài sẽ trở nên thịnh hành hơn.
Vậy từ khoá đuôi dài trông như thế nào ?
Dưới đây là một ví dụ để giúp các bạn dễ hình dung hơn. Các bạn hãy chú ý những cụm từ gợi ý với phần in đậm mà Google đề xuất. Đó chính là những từ khoá đuôi dài
Dưới đây là biểu đồ nghiên cứu 1.9 tỷ từ khoá từ cơ sở dữ liệu của Ahref.
Theo Ahref: 92% số từ khoá hiện nay có 10 hoặc ít hơn 10 lượt truy cập mỗi tháng.
Điểm chung của những từ khóa có lượng tìm kiếm thấp này là hầu hết chúng đều là từ khóa đuôi dài.
Mặc dù lượng tìm kiếm (search volume) từ khóa đuôi dài rất ít, nhưng tỉ lệ nhấp vào trang cao và tỉ lệ chuyển đổi lại rất ổn định. Những website có độ tuổi thấp và ít nội dung thì hoàn toàn có thể tận dụng các từ khóa đuôi dài để cạnh tranh TOP trên Google.
2. Tại sao các từ khóa đuôi dài lại quan trọng đối với SEO?
2.1. Mức độ cạnh tranh
Để có những xếp hạng tốt, từ khoá đuôi dài luôn được các SEOer ưu tiên trong chiến thuật làm SEO của mình.
Ví dụ để có thể xếp hạng TOP 1 trên Google với từ khoá “Từ khoá đuôi dài“, đồng nghĩa với việc bạn phải vượt qua 5.950.000 trang web còn lại và việc đó là rất khó nếu như bạn mới bắt đầu triển khai SEO.
Vậy từ khoá đuôi dài của ví dụ trên thì sao?
Chỉ cần thay đổi một chút, chọn từ khóa đuôi dài phù hợp, bạn sẽ giảm đáng kể các đối thủ phải cạnh tranh. Đây chính là sự khác biệt của từ khoá đuôi dài khi làm SEO. Các bạn sẽ không phải cạnh tranh với những ông lớn trong ngách của mình mà vẫn nhận được vị trí tốt, nếu chọn đúng chiến thuật phù hợp cho mình.
Bên cạnh sự cạnh tranh, một điều nữa mà các bạn làm SEO hoặc các công ty, doanh nghiệp rất quan tâm, đó là: Tỷ lệ chuyển đổi
2.2. Tỷ lệ chuyển đổi
Theo thống kê, trung bình cứ 100 người thì có 36 người sẽ mua hàng khi nhấp vào từ khoá đuôi dài.
36% là một tỉ lệ cực cao trong chuyển đổi khi kinh doanh các mặt hàng sản phẩm dịch vụ trên web. (Nguồn: Union Street Media)
3. Hướng dẫn cách tìm từ khoá đuôi dài
Từ khóa đuôi dài quan trọng như vậy, vậy làm sao xác định được các từ khóa đuôi dài có liên quan và phù hợp với mình? Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn.
3.1. Gợi ý của Google
Goolge luôn đưa ra những cụm từ có liên quan khi người dùng tìm kiếm với 1 từ khoá bất kỳ nào đó.
Ví dụ: “Giày nam giá rẻ”
Và Google sẽ trả về cho các bạn những gợi ý đi kèm với kết quả. Nó nằm ở phía dưới của trang SERP (Search Engine Results Page).
Ngoài ra, các bạn có thể bấm trực tiếp vào từ khoá để có thể tìm cho mình những từ khoá đuôi dài với thị trường ngách sâu hơn hoặc kiểm tra về mức độ tiềm năng của nó.
Ví dụ như dưới đây khi mình bấm vào: “Giày nam giá rẻ dưới 200k” trong gợi ý bên trên.
Như các bạn thấy, với hơn 343.000 kết quả. Các bạn hoàn toàn có khả năng có thể cạnh tranh trong ngách giày nam này, chỉ cần chọn đúng hướng là có thể thành công.
Để có thể lấy số lượng lớn hàng loạt từ khoá gợi ý của Google, các bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây nhé:
- Bước 1: Truy cập Google.com.vn
- Bước 2: Sao chép toàn bộ phần tìm kiếm có liên quan bằng cách bôi đen kéo chuột.
- Bước 3: Truy cập keywordtoolaz.com
- Dán vào mục List Your Keywords trong Keywordtoolaz.
Keywordtoolaz cho phép các bạn sử dụng các tính năng miễn phí như:
- Loại bỏ từ khoá trùng lặp
- Chuyển từng dòng thành dấu phẩy
- Chuyển dấu phẩy thành từng dòng
- Dọn dẹp các từ khoá (Cookie lưu trữ)
- Xuất ra Excel
- Công cụ Youtube Tags Free
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một công cụ rất hay và miễn phí để tạo nhóm từ khoá của Keywordtoolaz, đó là: Tool convert title to tag keyword.
3.2. Google Autocomplete
Google Autocomplete giúp cho bạn có thể tìm kiếm từ khoá dài một cách trực tiếp.
Dưới đây là cách lấy từ khoá gợi ý trực tiếp từ Google một cách vô cùng dễ dàng.
- Bước 1: Truy cập Google.com.vn
- Bước 2: Gõ từ khoá bạn muốn tìm (Gợi ý: Bạn có thể phối hợp theo chữ cái để có nhiều kết quả hơn)
- Bước 3: Click vào: “Báo cáo các gợi ý không phù hợp“. Tại đây, các bạn có thể sao chép từ khoá một cách dễ dàng.
Ngoài 2 cách trên, các bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như: Keywordtool, Ahref, Keywordtoolaz, SEMRush, Google Trends…
Hy vọng bài viết này đã giải đáp những thắc mắc về từ khóa đuôi dài và gợi ý bạn những cách tìm từ khóa đuôi dài hữu ích nhất. Tiếp tục theo dõi Diều Hâu trong những bài viết sau nhé!
Mẫu Website Được Xem Nhiều