7 chỉ số đánh giá hiệu quả chiến dịch email marketing

Trong một chiến dịch email marketing, làm sao người gửi có thể biết chính xác chiến dịch của mình có đang hoạt động tốt, email có được khách hàng đón nhận? Người làm email marketing sẽ đánh giá hiệu quả của chiến dịch thông qua việc đo lường, phân tích các chỉ số cụ thể.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw== - 7 chỉ số đánh giá hiệu quả chiến dịch email marketing

1. Tại sao cần thực hiện đánh giá chiến dịch email marketing?

Việc theo dõi, đánh giá giúp kiểm tra chiến dịch email marketing có đang hoạt động tốt không, có đạt được mục tiêu đề ra ban đầu hay không. Đồng thời, đánh giá cũng giúp phát hiện những sai sót, yếu kém trong hoạt động thiết kế, lên nội dung và gửi email. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp và rút ra kinh nghiệm cho các chiến dịch sau.

Một điểm cộng rất lớn của của email marketing là khả năng cá nhân hóa người dùng. Do đó, khi thực hiện đánh giá, người gửi có thể xác định đâu là nội dung được sự quan tâm từ người nhận. Từ đó xây dựng nội dung phù hợp xoay quanh vấn đề mà khách hàng thực sự có nhu cầu.

2. 7 chỉ số quan trọng khi đánh giá một chiến dịch email marketing

2.1 Tỷ lệ mở (Open rate)

Tỷ lệ mở được hiểu đơn giản là phần trăm người nhận mở email của bạn. Đây là chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến nhiều chỉ số khác như: tỷ lệ nhấp vào link, tỷ lệ chuyển đổi,… Open rate được chia thành 2 chỉ số nhỏ khác bao gồm: Unique Open và Open times.

cac chi so the hien hieu qua chien dich email marketing 1 - 7 chỉ số đánh giá hiệu quả chiến dịch email marketing

  • Unique open: là tỷ lệ giữa số địa chỉ mở email và số email đã được gửi thành công.
  • Open times: Là tỷ lệ giữa số lần người nhận mở email và với số lượng email được gửi thành công.

Đôi lúc bạn sẽ gặp trường hợp Open times lớn hơn Unique open. Nguyên nhân đơn giản là do một địa chỉ email có thể mở một email nhiều lần.

Để tối ưu hóa tỷ lệ mở, email của bạn cần gây được sự chú ý của người nhận, đặc biệt là phần tiêu đề. Bởi tiêu đề là phần được hiển thị nhiều nhất trong hộp thư đến. Một tiêu đề hấp dẫn, cuốn hút, đánh trúng tâm lý và nhu cầu khách hàng chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ mở. Để làm được điều này, bạn phải thực sự hiểu khách hàng của mình là ai, họ có những mong muốn gì, điều gì sẽ khiến họ bị thu hút.

2.2 Tỷ lệ email hỏng (Bounce rate)

  • Là tỷ lệ phản ánh việc email gửi không thành công đến người nhận và bị hệ thống trả lại.
  • Công thức tính: (Tổng số email bị trả về ÷ Số lượng email đã gửi) * 100%. 

Có 2 nguyên nhân chính khiến email bạn gửi đi bị trả lại:

  • Trả lại “soft”: Là những sự cố tạm thời, do hộp thư đến của người nhận hết dung lượng hoặc do máy chủ bị gián đoạn. Những email này sẽ được máy chủ người nhận giữ lại và gửi đi khi sự cố được khắc phục.
  • Trả lại “hard”: Là những email bị trả lại do email người nhận bị sai, không tồn tại hoặc không còn hoạt động nữa. Việc bạn cần làm là ngay lập tức xóa những địa chỉ email này khỏi danh sách email. Những email như vậy sẽ chẳng bao giờ đến được với người nhận. Tỷ lệ email hỏng càng cao, bạn càng dễ bị hệ thống mail liệt vào danh sách đen spammer.

2.3 Tỷ lệ click (Total Click Through Rate, CTR)

  • Là tỷ lệ phản ánh việc người nhận đã click vào một hay nhiều liên kết trong email.
  • Công thức tính: (Tổng số click vào đường dẫn link ÷ Tổng số lần đường dẫn được hiển thị) *100%

Tỷ lệ click là chỉ số quan trọng được dùng để đánh giá một chiến dịch email marketing.  CTR là dấu hiệu rõ nhất cho thấy việc tiếp cận khách hàng tiềm năng có hiệu quả hay không. Đồng thời, CTR cũng cho biết nội dung email của bạn có đủ thu hút và sức thuyết phục đối với khách hàng không.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw== - 7 chỉ số đánh giá hiệu quả chiến dịch email marketing

Khi CTR thấp, bạn cần xem xét lại email của mình đã được tối ưu chưa, có gửi đến đúng tệp khách hàng không. Tuy nhiên CTR là khác nhau với từng ngành hàng. Do đó bạn cần so sánh CTR của mình với CTR của cùng ngành hàng để biết chính xác hiệu quả của chiến dịch.

Theo trang MarketingProfs, CTR trung bình trên thế giới là 2.3%. Trong đó, ngành giáo dục, sức khỏe, sản phẩm bán lẻ thường đạt CTR tốt nhất, khoảng 3,3%.

2.4 Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)

  • Là tỷ lệ phản ánh việc khách hàng truy cập vào liên kết trong email và thực hiện hành động bạn mong muốn.
  • Công thức tính: (Tổng số người đã hoàn thành hành động bạn mong muốn ÷ Tổng số email được mở) * 100%

Đây là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá mức độ thành công so với mục tiêu đề ra và tính toán lợi tức đầu tư ROI.

Tỷ lệ chuyển đổi được gắn trực tiếp với lời kêu gọi hành động (CTA). Do đó CTA của bạn phải thực sự hấp dẫn để thôi thúc người nhận thực hiện hành vi chuyển đổi. Để tăng tỷ lệ chuyển đổi, bạn cũng nên cung cấp một giá trị đến người nhận như: ebook, tài liệu miễn phí, tham gia sự kiện,…

2.5 Báo cáo lạm dụng (Abuse report)

  • Là tỷ lệ phản ánh mức độ người nhận đánh dấu email của bạn là email rác (spam)
  • Công thức tính: (Số người đánh dấu email là spam ÷ Tổng số email đã gửi thành công) * 100%

Báo cáo lạm dụng email chính là điều mà người làm marketing không mong muốn nhất. Việc này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của chiến dịch mà còn khiến địa chỉ email của bạn bị Gmail đánh giá thấp, từ đó làm tăng khả năng email của bạn bị Gmail tự động chuyển vào hộp thư rác của người nhận.

Bạn nên kiểm tra lại tần suất gửi mail của mình đã phù hợp chưa, có quá dày đặc không. Nội dung đã phù hợp với đối tượng nhận thư không? Các đường dẫn liên kết có gặp lỗi hay có dấu hiệu gì đáng ngờ không? Đừng bao giờ tự biến mình trở thành một spammer!

Xem thêm: Phân biệt email marketing và email spam

2.6 Tỷ lệ hủy đăng ký (Unsubscribe Rate) 

  • Là tỷ lệ cho thấy người nhận thư ngừng đăng ký theo dõi email của bạn.
  • Công thức tính: Tổng lượt hủy đăng ký/ Tổng số email gửi thành công.

Tỷ lệ này cao chứng tỏ thông điệp của bạn không phù hợp, nội dung không có sức hút, hay mang lại rất ít giá trị với người nhận.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw== - 7 chỉ số đánh giá hiệu quả chiến dịch email marketing

Nếu tỷ lệ hủy đăng ký của bạn nhỏ hơn 2% thì đừng quá lo lắng, điều đó hoàn toàn bình thường! Nhưng nếu vượt quá 2%  thì đã đến lúc bạn dừng lại và xem xét chiến dịch email marketing của mình. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho những chiến dịch tiếp theo.

2.7 Tỷ suất sinh lời ROI

  • ROI là lợi tức đầu tư tổng thể cho các chiến dịch email của bạn.
  • Công thức tính: ROI =  [(doanh số bán hàng –  khoản đầu tư vào chiến dịch) ÷ Khoản đầu tư vào chiến dịch] * 100%

Ví dụ: Chiến dịch email marketing mang về 100 triệu đồng tiền doanh thu, trong khi chi phí bỏ ra là 10 triệu thì ROI được tính như sau: [(100-10)/10]*100% = 900%

Tức là 1 triệu đầu tư cho email marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn thu về 9 triệu. Đây là một con số cực kỳ ấn tượng và cũng là lợi thế của email so với các hình thức marketing khác.

Việc đánh giá, đo lường hiệu quả là việc làm vô cùng quan trọng đối với một chiến dịch email marketing. Email là phương thức marketing khá rẻ mà nếu biết cách tận dụng và tối ưu sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ về doanh số và nhận diện thương hiệu. Chúc bạn thành công!

Mẫu Website Được Xem Nhiều